Nội dung chủ yếu về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm những gì?
Nội dung chủ yếu về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định tại Khoản 4 Điều 13 Thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT về quy định năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó bao gồm:
a) Giới thiệu các cơ chế chính sách trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
b) Lập kế hoạch và vận hành tưới, tiêu; tổ chức quản lý và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;
c) Quy định về quản lý, vận hành, tu sửa, bảo quản và bảo vệ hồ chứa nước; trạm bơm, cống và kênh mương;
d) Phân cấp hạn hán; quy trình vận hành công trình thuỷ lợi;
đ) Kỹ thuật tưới nước cho một số cây trồng;
e) Ứng dụng tin học trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
g) Quy định về quản lý tài chính của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi; chính sách thuỷ lợi phí trong sản xuất nông nghiệp.
h) Quản lý tưới có sự tham gia của người dân.
i) Một số chuyên đề theo yêu cầu và nhu cầu thực tiễn.
Trên đây là tư vấn về nội dung chủ yếu về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 40/2011/TT-BNNPTNT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?