Bộ phận hồi tỉnh khoa gây mê - hồi sức có nhiệm vụ gì?

Nhiệm vụ của bộ phận hồi tỉnh khoa gây mê - hồi sức được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Tây Ninh. Trong quá trình công tác, tôi có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của các cơ sở y tế, trong đó có khoa gây mê - hồi sức. Qua một số tài liệu, tôi được biết, hiện nay, khoa gây mê - hồi sức được tổ chức thành nhiều bộ phận khác nhau. Vậy, bộ phận hồi tỉnh của khoa gây mê - hồi sức đảm nhận nhiệm vụ gì? Nội dung này tôi có thể tham khảo thêm thông tin tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Thanh Bình (binh***@gmail.com)

Ngày 20/8/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 13/2012/TT-BYT hướng dẫn công tác gây mê - hồi sức. Thông tư này hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị và hoạt động gây mê - hồi sức trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện phẫu thuật, thủ thuật có gây mê - hồi sức.

Theo đó, nhiệm vụ của bộ phận hồi tỉnh khoa gây mê - hồi sức là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư 13/2012/TT-BYT. Cụ thể bao gồm:

a) Tiếp nhận và đánh giá tình trạng của người bệnh;

b) Xử trí, điều trị tích cực để giúp người bệnh mau chóng hồi tỉnh;

c) Điều trị chống đau sau phẫu thuật, thủ thuật;

d) Theo dõi, phát hiện, xử trí biến chứng, bất thường nếu có đối với người bệnh;

đ) Đánh giá tình trạng người bệnh để chuyển về bộ phận hồi sức ngoại khoa hoặc chuyển đến các khoa liên quan khác.

Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn vấn đề, Ban biên tập gửi đến bạn một số thông tin về nhiệm vụ của khoa gây mê - hồi sức tại các cơ sở y tế như sau: 

- Bộ phận hành chính:

+ Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về các hoạt động chuyên môn;

+  Theo dõi, thống kê, tổng hợp, báo cáo về cấp phát, sử dụng trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc và hóa chất;

+  Theo dõi nhân lực và các công tác hành chính khác tại khoa.

- Bộ phận khám trước gây mê:

+ Khám trước gây mê để chuẩn bị người bệnh trước khi phẫu thuật, thủ thuật;

+ Khám trước gây mê do bác sỹ gây mê - hồi sức thực hiện tại bộ phận khám trước gây mê hoặc tại khu phẫu thuật hoặc tại khoa có người bệnh phải phẫu thuật, thủ thuật tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tình trạng bệnh lý của người bệnh;

+ Khám trước gây mê được thực hiện trong khoảng thời gian từ 01 đến 07 ngày trước khi người bệnh được phẫu thuật, thủ thuật (trừ trường hợp cấp cứu);

+ Bác sỹ khám trước gây mê có quyền yêu cầu bổ sung xét nghiệm hoặc tổ chức hội chẩn và phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án để thực hiện;

+ Bác sỹ khám trước gây mê có trách nhiệm thông báo và thảo luận với người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật, người sẽ thực hiện gây mê - hồi sức về các nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra liên quan đến gây mê - hồi sức; giải thích về nguy cơ và lợi ích liên quan đến gây mê - hồi sức cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh trước khi ký giấy đồng ý gây mê - hồi sức, phẫu thuật hoặc thủ thuật.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ của bộ phận hồi tỉnh khoa gây mê - hồi sức. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 13/2012/TT-BYT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
194 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào