Quy định về thực hiện truyền thông về xây dựng nông thôn mới
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 05/2017/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thì chương trình truyền thông về xây dựng nông thôn mới được quy định cụ thể như sau:
1. Đối tượng thực hiện:
Cán bộ triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cán bộ hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp.
Người dân nông thôn, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các đối tượng thụ hưởng khác từ Chương trình xây dựng nông thôn mới.
2. Nội dung thực hiện
a) Xây dựng khung và định hướng nội dung truyền thông
Xây dựng kế hoạch khung và định hướng nội dung truyền thông, tuyên truyền hàng năm của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương và Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh. Trong đó, có kế hoạch thực hiện cụ thể: về phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác truyền thông, tuyên truyền;
Tăng cường hoạt động phối hợp giữa Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp với các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, trong và ngoài nước.
b) Thực hiện hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Tuyên truyền về những cách làm hay, sáng tạo, những xã khó khăn có những nỗ lực đạt kết quả tốt của các địa phương, nhất là những nơi điều kiện khó khăn nhưng có những giải pháp hiệu quả trong huy động nguồn lực xã hội vào xây dựng nông thôn mới;
Tuyên truyền về những địa phương đạt chuẩn, phương pháp, cách làm nâng cao chất lượng các tiêu chí sau đạt chuẩn; những mô hình sản xuất tiêu biểu áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến được công nhận; những mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị;
Phản ánh những khó khăn, những bất cập tồn tại, những biểu hiện thiếu tích cực trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, những ý kiến đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn;
Tăng cường chất lượng nội dung thông tin, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên các trang tin điện tử của các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo các cấp;
Tổ chức họp báo định kỳ với các đơn vị truyền thông để cung cấp thông tin về thành tựu, kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới.
c) Xây dựng và quảng bá hình ảnh Nông thôn mới
Xây dựng biểu trưng của Chương trình xây dựng nông thôn mới để làm hình ảnh nhận dạng Chương trình xây dựng nông thôn mới;
Tổ chức một số cuộc thi về chủ đề nông thôn mới nhằm tạo nên hình ảnh nhận dạng chung của Chương trình xây dựng nông thôn mới;
Thực hiện một số giải pháp tuyên truyền bằng một số ngôn ngữ phù hợp các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, kiều bào ở nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
d) Xây dựng và phát hành ấn phẩm tuyên truyền về nông thôn mới, bao gồm: tài liệu nghiệp vụ, kỷ yếu, phim tài liệu, phóng sự, tờ rơi, tập gấp.
đ) Tăng cường hoạt động thi đua, tôn vinh cá nhân, tập thể tiêu biểu
Đẩy mạnh các phong trào thi đua, khen thưởng động viên kịp thời những gương điển hình tiên tiến trong xây dựng nông thôn mới. Phối hợp tổ chức tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới trên cả nước.
e) Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện xây dựng nông thôn mới các cấp về công tác truyền thông, tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới
Phát triển hệ thống đào tạo từ xa qua Cổng thông tin điện tử của Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Trên đây là nội dung tư vấn về chương trình truyền thông về xây dựng nông thôn mới. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 05/2017/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?