Thủ tục nhập khẩu các chất HCFC
Thủ tục nhập khẩu các chất HCFC được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT quy định việc quản lý nhập, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về chất làm suy giảm tầng ô-dôn do Bộ Công thương - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
1. Thủ tục xác nhận đăng ký nhập khẩu các chất HCFC tại Bộ Tài nguyên và Môi trường
a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ đăng ký nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I theo đường bưu điện đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC: ba (03) bản chính (theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: một (01) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Đối với các trường hợp quy định tại khoản 5, Điều 3 thì ngoài các chứng từ nêu trên, thương nhân gửi hóa đơn bán hàng và tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu có xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan của thương nhân xuất khẩu (bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) tới Bộ Tài nguyên và Môi trường để được xác nhận nhập khẩu.
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận nhập khẩu vào ba (03) đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC trong đó hai (02) đơn đăng ký nhập khẩu được gửi cho thương nhân theo đường bưu điện. Xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường bao gồm các nội dung: nước xuất khẩu, tên chất, tên hoá học, công thức hoá học, số Ashrae (dùng cho môi chất lạnh), khối lượng và mã HS.
Trường hợp từ chối xác nhận nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời bằng văn bản cho thương nhân biết và nêu rõ lý do trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân.
2. Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các chất HCFC tại Bộ Công Thương
a) Thương nhân gửi một (01) bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I theo đường bưu điện đến Bộ Công Thương, hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu các chất HCFC đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận: một (01) bản chính.
- Hợp đồng nhập khẩu: một (01) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh: một (01) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
b) Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ của thương nhân, Bộ Công Thương cấp giấy phép nhập khẩu cho thương nhân theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này và gửi giấy phép nhập khẩu cho thương nhân theo đường bưu điện.
Trường hợp từ chối cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản cho thương nhân biết và nêu rõ lý do trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân.
3. Hồ sơ thương nhân nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu các chất HCFC
Thương nhân khi làm thủ tục nhập khẩu các chất HCFC thuộc Phụ lục I nộp cho cơ quan Hải quan các giấy tờ sau:
a) Một (01) bản chính giấy phép nhập khẩu do Bộ Công Thương cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này;
b) Các giấy tờ khác theo quy định pháp luật về hải quan.
Trên đây là nội dung quy định về thủ tục nhập khẩu các chất HCFC. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?