Các khoản nợ có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu của các tổ chức kinh doanh chứng khoán
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 87/2017/TT-BTC về quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực từ ngày 10/10/2017 thì các khoản nợ có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu các tổ chức kinh doanh chứng khoán được quy định cụ thể như sau:
- Trái phiếu chuyển đổi trừ trường hợp đã được tính là vốn khả dụng tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư 87/2017/TT-BTC, cổ phiếu ưu đãi do tổ chức kinh doanh chứng khoán phát hành thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:
+ Có thời hạn ban đầu tối thiểu là năm (05) năm;
+ Không được bảo đảm bằng tài sản của chính tổ chức kinh doanh chứng khoán;
+ Tổ chức kinh doanh chứng khoán chỉ được mua lại trước thời hạn theo đề nghị của người sở hữu hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp sau khi đã thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 7 Thông tư 87/2017/TT-BTC;
+ Tổ chức kinh doanh chứng khoán được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
+ Trong trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán giải thể, người sở hữu chỉ được thanh toán sau khi tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;
+ Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau năm (05) năm kể từ ngày phát hành và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn trước khi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
+ Đã được đăng ký bổ sung vốn khả dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 87/2017/TT-BTC.
- Các công cụ nợ khác thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:
+ Là khoản nợ mà trong mọi trường hợp, chủ nợ chỉ được thanh toán sau khi tổ chức kinh doanh chứng khoán đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ có bảo đảm và không có bảo đảm khác;
+ Có kỳ hạn ban đầu tối thiểu là mười (10) năm;
+ Không được bảo đảm bằng tài sản của chính tổ chức kinh doanh chứng khoán;
+ Tổ chức kinh doanh chứng khoán được ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
+ Chủ nợ chỉ được tổ chức kinh doanh chứng khoán trả nợ trước hạn sau khi đã thông báo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 7 Thông tư 87/2017/TT-BTC;
+ Việc điều chỉnh tăng lãi suất, kể cả việc điều chỉnh tăng lãi suất cộng thêm vào lãi suất tham chiếu chỉ được thực hiện sau năm (05) năm kể từ ngày ký hợp đồng và được điều chỉnh một (01) lần trong suốt thời hạn của khoản vay;
+ Đã được đăng ký bổ sung vốn khả dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 87/2017/TT-BTC.
Trên đây là nội dung tư vấn về các khoản nợ có thể chuyển đổi thành vốn chủ sở hữu các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 87/2017/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?