Chuyển nhượng sở hữu Nhãn hiệu
Công ty Luật S&B xin trả lời như sau:
Chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể tiến hành chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu. Sau khi chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu, chủ sở hữu Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ chấm dứt mọi quyền lợi đối với nhãn hiệu. Thủ tục ghi nhận chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:
Chuyển quyền sở hữu giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Đối tượng:
Quyền sở hữu toàn bộ đối với thương hiệu đã được bảo hộ cho nhóm sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Bên chuyển quyền chấm dứt mọi quyền của mình đối với nhãn hiệu đã chuyển nhượng
Hồ sơ cần thiết
- Tờ khai (Theo hướng dẫn của S&B LAW)
-Hợp đồng chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu (Theo hướng dẫn của S&B LAW)
- Giấy ủy quyền (Theo hướng dẫn của S&B LAW)
-Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (bản gốc) (Theo hướng dẫn của S&B LAW)
Thời gian thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu
3-4 tháng
Lưu ý
Nhãn hiệu đã đăng ký nếu trùng với tên doanh nghiệp của chủ đơn thì không được chuyển quyền sở hữu hoặc phải tiến hành thêm các bước bổ sung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 11 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Doanh nghiệp yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc bị xử phạt bao nhiêu?
- Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động có phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động không?
- Đua xe bị truy cứu tội gì? Người đua xe trái phép bao nhiêu tuổi thì chịu trách nhiệm hình sự?
- Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam mới nhất theo Thông tư 31?