Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng như thế nào?

Việc sử dụng Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nhà nước được quy định ra sao? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Học viện Ngân hàng. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước. Em được biết, Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là Ngân hàng trung ương trong tổ chức bộ máy nhà nước ta và mức tối đa quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nhà nước không vượt quá 25% vốn pháp định. Em thắc mắc không biết với mức này thì quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng như thế nào? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Quý chuyên gia. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Hoàng Đại Công (cong***@gmail.com)

Ngày 18/12/2013, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 195/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), bao gồm: Ngân hàng Nhà nước tại trung ương; các Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; các văn phòng đại diện ở trong nước và ngoài nước; các đơn vị sự nghiệp thuộc Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Theo đó, việc sử dụng Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 195/2013/TT-BTC. Cụ thể như sau:

2.1. Bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình hoạt động sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm và sử dụng dự phòng rủi ro trích lập trong chi phí theo quyết định bằng văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tại điểm 3.3 khoản 3 Điều 6 Thông tư này.

2.2. Bù đắp khoản chênh lệch chi lớn hơn thu hàng năm (nếu có) do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm đánh giá, xác định chính xác khoản chênh lệch chi lớn hơn thu do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định (bằng văn bản) và chịu trách nhiệm về việc sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp chênh lệch chi lớn hơn thu do ảnh hưởng từ hoạt động điều hành chính sách tiền tệ quốc gia.

Cũng theo quy định này, trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp các tổn thất, thiệt hại, chênh lệch chi lớn hơn thu hàng năm (nếu có), Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý phần còn thiếu.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc sử dụng Quỹ dự phòng tài chính của Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 195/2013/TT-BTC.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
212 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào