Sử dụng, phổ biến, nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, vật mang bí mật nhà nước

Sử dụng, phổ biến, nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Khánh My, sống tại Đaklak. Tôi đang cần tìm hiểu các quy định liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông. Cho tôi hỏi: Sử dụng, phổ biến, nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được quy định ra sao? Văn bản nào quy định về vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật.           

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 19/2017/TT-BTTTT (có hiệu lực ngày 01/11/2017) quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì sử dụng, phổ biến, nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được quy định như sau:    

1. Việc sử dụng, phổ biến, nghiên cứu, tìm hiểu (sau đây gọi chung là sử dụng) tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt và chịu trách nhiệm theo quy định.

2. Khi sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải thông báo cho cá nhân hoặc bộ phận thực hiện biết mức độ mật của tài liệu, vật mang bí mật nhà nước; cá nhân được giao thực hiện không được làm lộ nội dung tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.

3. Sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải đúng phạm vi, đối tượng, địa chỉ, tại nơi đảm bảo an toàn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định.

4. Cá nhân phổ biến việc sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước cho các đối tượng khác phải thực hiện đúng nội dung cấp trên giao và có trách nhiệm phổ biến đến người nghe, người tìm hiểu, nghiên cứu về việc phải giữ bí mật theo quy định.

5. Chỉ được ghi chép, ghi âm, ghi hình tài liệu, vật mang bí mật nhà nước khi được sự phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước. Cá nhân được nghe, được tìm hiểu, ghi chép, ghi âm, quay phim, chụp ảnh tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải thực hiện theo chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hoặc người chủ trì; phải bảo quản, sử dụng tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được phổ biến như tài liệu gốc. Việc quản lý, sử dụng các bản ghi âm, bản ghi hình, phim, ảnh có nội dung bí mật nhà nước phải được bảo vệ như chế độ quản lý tài liệu, vật mang bí mật nhà nước.

6. Việc sửa chữa, thay thế các máy tính dùng để soạn thảo, lưu trữ thông tin bí mật nhà nước chỉ được tiến hành trong trụ sở cơ quan, đơn vị và phải do cá nhân có trách nhiệm đối với những thông tin bí mật này thực hiện hoặc giám sát. Khi thay thế ổ đĩa cứng của máy vi tính có thông tin về tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải xóa, hủy thông tin trong ổ đĩa cũ, khi bị hỏng thì được tiêu hủy theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn về sử dụng, phổ biến, nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu, vật mang bí mật nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2017/TT-BTTTT.

Trân trọng!    

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

150 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào