Quy trình nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư 19/2017/TT-BTTTT (có hiệu lực ngày 01/11/2017) quy định công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong ngành thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì quy trình nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được quy định như sau:
a) Mọi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước từ bất cứ nguồn nào gửi đến đều phải qua bộ phận văn thư cơ quan, đơn vị vào sổ “Sổ đăng ký văn bản mật đến” để theo dõi và chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết;
b) Trường hợp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước đến mà phong bì trong có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, văn thư vào sổ theo số công văn, tài liệu ghi ngoài bì và chuyển ngay đến người có tên trên bì. Khi người có tên trên bì đi vắng thì phải gọi điện xin ý kiến để chuyển đến người được ủy quyền giải quyết. Văn thư không được bóc bì;
c) Trường hợp thấy tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gửi đến mà nơi gửi không thực hiện đúng thủ tục bảo mật thì bộ phận văn thư chuyển đến người có trách nhiệm giải quyết, đồng thời thông tin lại nơi gửi để tránh thiếu sót trong những lần tiếp theo. Khi phát hiện tài liệu, vật mang bí mật nhà nước gửi đến có dấu hiệu bị bóc, mở bao bì hoặc bị tráo đổi, mất, hư hỏng thì người nhận phải lập biên bản và báo cáo ngay với thủ trưởng cơ quan, đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đây là nội dung tư vấn về quy trình nhận tài liệu, vật mang bí mật nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2017/TT-BTTTT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?