Trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện công tác dân vận
Trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện công tác dân vận được quy định tại Điều 14 Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ban hành kèm theo Quyết định 290-QĐ/TW năm 2010 của Bộ Chính trị như sau:
1. Giáo dục cán bộ, công chức trong các cơ quan tư pháp gương mẫu chấp hành pháp luật. Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân.
2. Tiếp tục thực hiện cải cách tư pháp, thực hiện tranh tụng tại phiên tòa theo luật định, bảo đảm công tác điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để oan sai, để lọt tội phạm.
3. Bảo đảm quyền tự do, dân chủ của công dân trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo quy định của pháp luật.
4. Giải quyết đúng thời hạn, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng. Bồi thường danh dự và quyền lợi vật chất cho công dân trong trường hợp bị oan sai theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của các cơ quan tư pháp trong việc thực hiện công tác dân vận. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 290-QĐ/TW năm 2010.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?