Chính sách hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh nghèo
Theo quy định tại Điều 14 Quyết định 38/2016/QĐ-TTg về chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì chính sách hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh nghèo được quy định cụ thể như sau:
- Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ rừng trồng; tre công nghiệp tại các tỉnh Tây Bắc, Tây nguyên và các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
+ Hỗ trợ đầu tư: Hỗ trợ 20 tỷ đồng/nhà máy sản xuất gỗ MDFquy mô trên 30.000 m3 MDF/năm trở lên; hỗ trợ đầu tư 10 tỷ đồng/nhà máy đối với các nhà máy chế biến ván dăm, tre ép công nghiệp có quy mô trên 20.000 m3 trở lên; hỗ trợ 10 tỷ đồng/nhà máy đối với nhà máy ván dán quy mô trên 100.000 m3 để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước, nhà xưởng và xử lý chất thải.
+ Hỗ trợ sau đầu tư: Hỗ trợ sau đầu tư tính theo khoảng cách vận chuyển sản phẩm với mức 1.500 đồng/tấn/km; khoảng cách được tính từ địa điểm đặt nhà máy đến trung tâm thành phố Hà Nội, hoặc trung tâm thành phố Đà Nẵng, hoặc trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh theo đường ô tô gần nhất; khối lượng hỗ trợ tính theo công suất thiết bị thực tế nhà máy; nhân với thời gian tính hỗ trợ là 5 năm, kinh phí hỗ trợ ngay sau khi hoàn thành nhà máy bảo đảm tối thiểu 70% tổng số kinh phí hỗ trợ.
- Các dự án đầu tư được hưởng hỗ trợ quy định trên đây phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Dự án có chủ trương đầu tư theo quy định của Luật đầu tư công (thay thế chủ trương đầu tư theo Luật đầu tư).
+ Các nhà máy sản xuất ván MDF, ván dăm phải kết hợp với sản xuất ít nhất một trong các sản phẩm ván sàn, ván thanh, ván ghép thanh để tránh lãng phí tài nguyên; sản lượng của sản phẩm kết hợp này được tính vào công suất hỗ trợ.
+ Thiết bị được sản xuất tại các nước phát triển (thu nhập bình quân đầu người trên 10.000 USD/năm); trường hợp sản xuất tại các nước đang phát triển thì thiết bị phải mới 100%. Nhà máy không được dời địa bàn đăng ký sản xuất trong vòng 20 năm.
+ Diện tích rừng trồng và nguyên liệu hiện có trên địa bàn tỉnh phải đủ cho nhà máy hoạt động tối thiểu 60% công suất trong 5 năm đầu tiên. Dự án phải sử dụng tối thiểu 30% lao động địa phương.
+ Tổng công suất thiết bị thực tế của các nhà máy được hỗ trợ không quá 200.000 tấn/tỉnh. Công suất thiết bị được tính bằng: sản lượng sản phẩm được nghiệm thu của một ca sản xuất x 3 ca/ngày x 300 ngày/năm.
+ Đối với tỉnh đã có nhà máy sản xuất bột giấy quy mô từ 50.000 tấn/năm hoặc nhà máy MDF có quy mô lớn hơn 100.000 m3 trở lên thì không thuộc đối tượng hỗ trợ.
+ Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.
Trên đây là nội dung tư vấn về chính sách hỗ trợ chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh nghèo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 38/2016/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?
- Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian này có tính để đánh giá xếp loại không?
- Từ 1/1/2025, tốc độ tối thiểu khi chạy xe trên đường cao tốc là 60 km/h?
- Trường hợp nào được áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất?