Trách nhiệm của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
Trách nhiệm của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BCA-BGTVT quy định về phối hợp thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt do Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Bộ Giao thông vận tải tham mưu các cấp có thẩm quyền xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt; các đề án về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt;
b) Phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam hoặc chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt phối hợp với lực lượng làm công tác thanh tra chuyên ngành đường sắt, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, chính quyền địa phương, Ban An toàn giao thông, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đường sắt (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) tổ chức tuyên truyền pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt trên các phương tiện thông tin đại chúng và cho các đối tượng tham gia hoạt động đường sắt và cộng đồng dân cư nơi có đường sắt đi qua;
c) Chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương, lực lượng bảo vệ đường sắt (lực lượng bảo vệ cơ quan, xí nghiệp đường sắt và lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa) tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội trên địa bàn đường sắt (các đoàn tàu, nhà ga, đường ngang, cầu, đường, hầm đường sắt); đấu tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật trên địa bàn đường sắt;
d) Phối hợp với Cục Cảnh sát bảo vệ, Bộ Tư lệnh cảnh vệ, Công an các đơn vị, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với các đoàn tàu chở lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các đoàn khách quốc tế và các đoàn tàu chở hàng đặc biệt;
đ) Phối hợp với chính quyền địa phương, Công an cấp tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các đơn vị chức năng của ngành giao thông vận tải kiểm tra, giải tỏa, bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt; cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả các vụ tai nạn giao thông đường sắt; thiên tai, lụt bão gây trở ngại giao thông đường sắt;
e) Chủ trì, phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam, Công an các đơn vị, địa phương tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp Giấy chứng nhận đã học nghiệp vụ bảo vệ trên tàu hỏa (theo mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 1669/2007/QĐ-BCA(C11) ngày 25/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an) cho lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa theo quy định của pháp luật;
g) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt trong việc phối hợp với lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội và các lực lượng có liên quan điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BCA-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?