Quy định bắt buộc khi tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng tập trung
Theo quy định tại Điều 18 Quy chế quản lý rừng sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ thì hoạt động tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng tập trung được quy định như sau:
- Đối tượng tận dụng, tận thu: Gỗ rừng trồng tập trung của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hoặc thực hiện các biện pháp lâm sinh, nghiên cứu khoa học hoặc cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị chết, bị cháy, gỗ cháy, cành, ngọn, rễ gỗ, các lóng, khúc, bìa bắp gỗ còn nằm trong rừng sản xuất là rừng trồng.
- Việc tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng do chủ rừng tự quyết định. Trường hợp chủ rừng có yêu cầu xác nhận nguồn gốc lâm sản, trước khi tận dụng, tận thu gỗ chủ rừng lập Bảng kê lâm sản (theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 49/2016/QĐ-TTg), gửi bảng kê lâm sản đến cơ quan có thẩm quyền để theo dõi, giám sát quá trình tận dụng, tận thu và xác nhận nguồn gốc lâm sản khi lưu thông, tiêu thụ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế quản lý rừng sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg.
- Chủ rừng tự tổ chức tận dụng, tận thu gỗ; tự đo đếm, tính toán khối lượng, lập bảng kê gỗ và lâm sản tận dụng, tận thu,
Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng tập trung. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?