Quy định bắt buộc khi tận thu gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Theo quy định tại Điều 15 Quy chế quản lý rừng sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ thì hoạt động tận thu gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
- Đối tượng: Là cây gỗ bị khô mục, đổ gãy, bị chết, lóc lõi, gỗ cháy; cành, ngọn, gốc, rễ gỗ; các lóng, khúc cây, bìa bắp gỗ còn nằm trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
- Điều kiện: Chủ rừng có Bảng kê tận thu gỗ (theo Mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định này) và gửi bảng kê lâm sản đến cơ quan có thẩm quyền để theo dõi, giám sát quá trình tận thu gỗ và xác nhận nguồn gốc gỗ khi lưu thông, tiêu thụ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 13 Quy chế này.
- Chủ rừng tự tổ chức tận thu gỗ theo đúng Bảng kê tận thu gỗ đã đăng ký, kê khai theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Quy chế quản lý rừng sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg.
Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động tận thu gỗ trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?