Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập bị giải thể trong những trường hợp nào?
Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
Theo đó, các trường hợp giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
a) Cơ sở bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập;
b) Cơ sở không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật và có kiến nghị của cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương;
c) Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở có đơn đề nghị giải thể;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định này, hồ sơ đề nghị giải thể gồm:
- Đơn đề nghị giải thể cơ sở của tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập cơ sở, trong đó có nêu rõ lý do đề nghị giải thể theo Mẫu số 04b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý;
- Danh sách đối tượng và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể;
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có);
- Kiến nghị giải thể cơ sở của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các trường hợp giải thể cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?