Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập
Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
Theo đó, các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
a) Giấy chứng nhận đăng ký thành lập được cấp cho cơ sở không đúng quy định của pháp luật;
b) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập nhưng cơ sở chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Cũng theo quy định này, khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở phải có trách nhiệm giải quyết quyền lợi cho đối tượng, người lao động và các bên liên quan khi bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?