Cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập hoạt động theo quy chế nào?

Quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Trong quá trình học, em có tìm hiểu thêm về tổ chức và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội. Qua một vài tài liệu, em được biết, hiện nay, cơ sở trợ giúp xã hội được chia thành cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập. Cho em hỏi, hiện nay, cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập hoạt động theo quy chế nào? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được hồi âm từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe!  Yến Trang (trang***@gmail.com)

Ngày 01/11/2017, Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội chính thức có hiệu lực. Nghị định này quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.

Theo đó, quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 16 Nghị định 103/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Quy chế hoạt động của cơ sở phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax.

b) Các nhiệm vụ của cơ sở;

c) Vốn điều lệ;

d) Họ và tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các sáng lập viên; phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên sáng lập;

đ) Quyền và nghĩa vụ của thành viên sáng lập;

e) Cơ cấu tổ chức quản lý;

g) Người đại diện theo pháp luật của cơ sở;

h) Thể thức thông qua quyết định của cơ sở; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;

i) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho cán bộ và nhân viên tại cơ sở;

k) Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu cơ sở mua lại phần vốn góp;

l) Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ;

m) Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của cơ sở;

n) Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế của cơ sở.

2. Dự thảo Quy chế hoạt động của cơ sở khi đăng ký thành lập phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên.

3. Quy chế hoạt động của cơ sở được sửa đổi, bổ sung phải có họ, tên và chữ ký của các sáng lập viên.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về quy chế hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 103/2017/NĐ-CP.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
251 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào