Vi phạm quy định trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê điều bị xử phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 104/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 01/11/2017) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều thì vi phạm quy định trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê điều bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện Quyết định của người có thẩm quyền trong việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều.
Cần lưu ý là: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 9; Điều 10; điểm b khoản 1 Điều 11; điểm b khoản 2 Điều 11; điểm b khoản 3 Điều 11 của Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Điều 4.2).
Trên đây là nội dung tư vấn về xử phạt vi phạm quy định trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ công trình có liên quan đến an toàn đê điều. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 104/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?
- Lịch thi lớp 10 năm 2025 TP Hồ Chí Minh chi tiết, đầy đủ nhất?