Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải có nhiệm vụ gì?

Chào anh/chị tôi đang muốn tìm hiểu về công việc của viên chức ở chức danh Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải. Cho tôi hỏi chức danh này có nhiệm vụ gì ạ?

Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải có nhiệm vụ gì?

Khoản 1 Điều 10 Thông tư 38/2022/TT-BGTVTkhoản 2 Điều 10 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định về nhiệm vụ của chức danh Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải như sau:

Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải
1. Nhiệm vụ:
Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải thực hiện nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên ngành và các nhiệm vụ sau:
a) Quản lý, khai thác phương tiện tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật;
b) Đảm bảo phương tiện tìm kiếm cứu nạn có đủ các điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần thiết, phù hợp với tiêu chuẩn chuyên môn, các quy định về trang thiết bị, vỏ tàu, dự trữ, thuyền viên và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho phương tiện và người ở trên tàu trước và trong khi tàu đang hành trình;
c) Thường trực, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển theo chỉ đạo, chỉ huy, phân công nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền;
d) Tham gia với các lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam khi được yêu cầu; tham gia phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa ô nhiễm môi trường trên biển khi có yêu cầu; thực hiện mẫn cán các nhiệm vụ, chức trách được giao theo đúng lương tâm nghề nghiệp;
đ) Phối hợp, hỗ trợ các chức danh nghề nghiệp khác của cảng vụ hàng hải trong việc triển khai thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định tại cảng biển và khu vực quản lý được giao.
2. Ngoài nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều này, các chức danh nghề nghiệp Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải còn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Nhân viên cứu nạn: sẵn sàng và tham gia việc điều khiển xuồng cứu sinh, cứu nạn; giữ vai trò chủ yếu trong việc bơi, lặn trên biển để tìm kiếm cứu người bị nạn;
b) Y tá tàu: trợ giúp chức danh nghề nghiệp Bác sĩ tàu trong công tác tiếp nhận, cấp cứu, điều trị người bị nạn; theo dõi kiểm tra sức khỏe bệnh nhân, bảo quản thi hài người chết trên tàu; quản lý trang thiết bị, thuốc men phục vụ chuyến đi theo quy định;
c) Phục vụ viên: dọn dẹp vệ sinh trên tàu đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

Các nhiệm vụ của viên chức giữ chức danh Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải được quy định cụ thể như trên.

Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải có nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)

Để trở thành Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải cần có trình độ đào tạo như thế nào?

Khoản 3 Điều 10 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải như sau:

Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải
...
2. Ngoài nhiệm vụ nêu tại khoản 1 Điều này, các chức danh nghề nghiệp Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải còn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
a) Nhân viên cứu nạn: sẵn sàng và tham gia việc điều khiển xuồng cứu sinh, cứu nạn; giữ vai trò chủ yếu trong việc bơi, lặn trên biển để tìm kiếm cứu người bị nạn;
b) Y tá tàu: trợ giúp chức danh nghề nghiệp Bác sĩ tàu trong công tác tiếp nhận, cấp cứu, điều trị người bị nạn; theo dõi kiểm tra sức khỏe bệnh nhân, bảo quản thi hài người chết trên tàu; quản lý trang thiết bị, thuốc men phục vụ chuyến đi theo quy định;
c) Phục vụ viên: dọn dẹp vệ sinh trên tàu đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

Để trở thành Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải, viên chức cần đáp ứng năng lực về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được quy định cụ thể như trên.

Để trở thành Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải cần đáp ứng năng lực chuyên môn gì?

Khoản 4 Điều 10 Thông tư 38/2022/TT-BGTVT quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải như sau:

Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải
...
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải tùy theo chức danh làm việc trên phương tiện tìm kiếm cứu nạn phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của quốc tế, pháp luật Việt Nam liên quan đến ngành, lĩnh vực được giao; quy định đối với viên chức; kiến thức cơ bản về lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn hàng hải;
b) Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng hoạt động trong lĩnh vực giao thông hàng hải, các nguyên tắc, quy trình, quy định liên quan chuyên ngành tìm kiếm cứu nạn hàng hải;
c) Có kiến thức, hiểu biết về ngành, lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
d) Am hiểu, biết rõ đặc điểm phương tiện tìm kiếm cứu nạn, kỹ thuật điều động, vận hành phương tiện tìm kiếm cứu nạn;
đ) Nắm vững nghiệp vụ tìm kiếm phương tiện, người bị nạn, phương pháp cấp cứu người bị nạn;
e) Đối với chức danh nghề nghiệp Nhân viên cứu nạn: có kỹ năng điều khiển xuồng cứu sinh, cứu nạn, kỹ năng bơi, lặn tốt trên biển;
g) Đối với chức danh nghề nghiệp Bác sĩ tàu, Y tá tàu: theo vị trí yêu cầu có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở; kiến thức về phỏng đoán, phòng và điều trị bệnh; nắm vững pháp luật và chính sách về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường; có khả năng làm việc trong điều kiện sóng, gió;
h) Đối với chức danh nghề nghiệp Cấp dưỡng: nắm vững quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm chế độ ăn uống cho thuyền viên và người bị nạn trên tàu; có khả năng làm việc trong điều kiện sóng, gió;
i) Đối với chức danh nghề nghiệp Phục vụ viên: nắm vững quy định về an toàn vệ sinh lao động; có khả năng làm việc trong điều kiện sóng, gió.

Để trở thành Thuyền viên tìm kiếm cứu nạn hàng hải, viên chức cần đáp ứng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ được quy định cụ thể như trên.

*Lưu ý: Thông tư 38/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.

Trân trọng!

Cứu nạn hàng hải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cứu nạn hàng hải
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương tối thiểu của Tìm kiếm cứu nạn hàng hải hạng 2 hiện nay bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Những nguyên tắc phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm phát và tiếp nhận tín hiệu cấp cứu của người, phương tiện bị nạn trên biển?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các hệ thống thông tin tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển?
Hỏi đáp pháp luật
Tìm kiếm và cứu nạn hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Vai trò của Cục Hàng hải Việt Nam khi thực hiện phòng chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ chung của các cơ quan, đơn vị, cá nhân thực hiện phòng ngừa thiên tai hàng năm trong lĩnh vực hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ ứng phó thiên tai của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về phân công trực ban phòng, chống thiên tai lĩnh vực hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Hướng dẫn xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra trong lĩnh vực hàng hải
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cứu nạn hàng hải
Trần Thúy Nhàn
835 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cứu nạn hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cứu nạn hàng hải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào