Nghiệm thu cải tạo rừng là công trình lâm sinh thực hiện như thế nào?

Nghiệm thu cải tạo rừng là công trình lâm sinh thực hiện như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang là sinh viên trường Đại học Nông lâm TP.HCM, hiện tại tôi đang có nhu cầu tìm hiểu một số thông tin liên quan đến việc nghiệm thu và xử lý rủi ro do thiên tai đối với công trình lâm sinh để bổ sung thông tin cho bài báo cáo chuyên đề sắp tới của mình. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tôi gặp một số khó khăn. Vì vậy, tôi có câu hỏi này mong nhận được sự tư vấn của Quý ban biên tập. Nội dung thắc mắc như sau: Việc nghiệm thu cải tạo rừng là công trình lâm sinh được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập! Tôi chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe anh/chị rất nhiều. Quý Minh (tan***@gmail.com)

Việc nghiệm thu cải tạo rừng là công trình lâm sinh được quy định tại Điều 11 Thông tư 23/2016/TT-BNNPTNT hướng dẫn nội dung quản lý công trình lâm sinh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:

- Thời gian nghiệm thu thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

Tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư này quy định thời gian nghiệm thu được tiến hành sau khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.

- Nội dung, phương pháp tiến hành thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư này như sau:

+ Nghiệm thu khối lượng, gồm: kiểm tra thực địa toàn bộ diện tích, xác định vị trí ranh giới, đối chiếu với bản đồ thiết kế, khoanh vẽ và xác định tỷ lệ thực hiện bằng đo đạc trực tiếp.

+ Nghiệm thu chất lượng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật trồng rừng được quy định trong hợp đồng trồng rừng, cụ thể:

a) Đối với rừng trồng toàn diện: đo đếm toàn bộ diện tích hoặc đo đếm các chỉ tiêu trong ô tiêu chuẩn với diện tích là 100 m², được lập trên tuyến đại diện của lô rừng, số lượng ô tiêu chuẩn tối thiểu được quy định như sau:

Diện tích lô dưới 3 ha: 10 ô tiêu chuẩn.

Diện tích lô từ 3 đến dưới 5 ha: 15 ô tiêu chuẩn.

Diện tích lô từ 5 ha trở lên: 20 ô tiêu chuẩn.

b) Đối với rừng trồng theo băng: dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra tối thiểu 10% số băng trồng rừng trong lô; đo, đếm số lượng cây trên toàn bộ băng trồng. Trường hợp số băng trong lô nhỏ hơn 10 phải kiểm tra ít nhất 01 băng.

- Các chỉ tiêu nghiệm thu thực hiện theo hướng dẫn tại Mục III, Phụ lục III Thông tư này.

Trên đây là nội dung tư vấn về việc nghiệm thu cải tạo rừng là công trình lâm sinh. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 23/2016/TT-BNNPTNT.

Trân trọng thông tin đến bạn!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

187 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào