Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở

Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Quang Linh sinh viên năm 3 trường Đại học nông lâm Thái Nguyên, có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn! (quanlinh***@gmail.com)

Yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở được quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau: 

1. Cơ sở chăn nuôi phải thực hiện giám sát lâm sàng động vật trong suốt quá trình nuôi để phát hiện các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Trường hợp nghi ngờ động vật mắc bệnh truyền nhiễm phải báo cho cơ quan thú y để lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

a) Định kỳ 01 (một) lần/tuần theo dõi và ghi chép tình trạng sức khỏe của đàn vật nuôi thông qua lượng thức ăn tiêu thụ, dấu hiệu bất thường về hô hấp, tiêu hóa, vận động, hành vi của con vật và những biểu hiện bất thường khác;

b) Ghi chép, lưu giữ toàn bộ thông tin về việc phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho vật nuôi, bao gồm: Loại vắc xin sử dụng, ngày sử dụng vắc xin; hoạt động vệ sinh, khử trùng tiêu độc, loại thuốc khử trùng; thời gian phát bệnh, dấu hiệu của bệnh, số lượng động vật mắc bệnh theo từng ngày, thuốc thú y đã sử dụng, ngày bắt đầu sử dụng thuốc để chữa bệnh cho vật nuôi, biện pháp xử lý đối với con vật mắc bệnh; loại mẫu, số lượng mẫu đã gửi xét nghiệm, ngày gửi mẫu và kết quả xét nghiệm (nếu có).

2. Lấy mẫu, xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn theo các yêu cầu sau đây:

a) Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất thống kê; đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã áp dụng phương pháp chọn mẫu theo hướng dẫn tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ sở không áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện giám sát bệnh để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên; số lượng mẫu giám sát (hoặc số động vật kiểm tra) theo quy định tại Mục A của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm 100% số mẫu âm tính (không có tác nhân gây bệnh hoặc không có kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên) đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn; đối với bệnh Lao, kiểm tra 100 số động vật nuôi và kết quả kiểm tra phải bảo đảm 100% âm tính;

c) Cơ sở áp dụng biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin: Thực hiện giám sát sau tiêm phòng để đánh giá đáp ứng miễn dịch; số lượng mẫu giám sát sau tiêm phòng theo quy định tại Mục B của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; kết quả xét nghiệm phải bảo đảm trên 70% số mẫu có kháng thể đạt mức bảo hộ đối với bệnh đăng ký chứng nhận an toàn;

Trường hợp kết quả giám sát sau tiêm phòng không đạt yêu cầu hoặc không thực hiện giám sát sau tiêm phòng, cơ sở được phép áp dụng giám sát bệnh để phát hiện mầm bệnh hoặc phát hiện kháng thể do nhiễm bệnh tự nhiên theo quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Cơ quan Thú y vùng thực hiện 01 (một) lần lấy mẫu xét nghiệm để giám sát chủ động đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Thông tư này;

đ) Chi cục Thú y thực hiện 01 (một) lần lấy mẫu xét nghiệm để giám sát chủ động đối với cơ sở thuộc diện quản lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này;

e) Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu theo QCVN số 01 - 3: 2011/BNNPTNT được ban hành kèm theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

g) Mẫu phải được xét nghiệm tại Phòng thử nghiệm được chỉ định; phản ứng tiêm nội bì do Cơ quan thú y thực hiện;

h) Phương pháp xét nghiệm để giám sát chủ động được thực hiện theo quy định hiện hành tại Tiêu chuẩn Việt Nam - Quy trình chẩn đoán bệnh động vật đối với từng bệnh cụ thể được đăng ký chứng nhận an toàn.

3. Cơ sở chăn nuôi có trách nhiệm thông báo ngay cho chính quyền địa phương, Chi cục Thú y khi có kết quả kiểm tra xác định động vật mang mầm bệnh thuộc Danh Mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh Mục bệnh truyền lây giữa động vật và người; đồng thời áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.

4. Cơ sở được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh phải thực hiện duy trì Điều kiện của cơ sở theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 của Thông tư này.

Trên đây là nội cung câu trả lời về yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại cơ sở theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo tại Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT.

Trân trọng!

Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
290 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào