Việc kiểm tra độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp nhiên liệu hàng không qua đường ống ngầm

Việc kiểm tra độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp nhiên liệu hàng không qua đường ống ngầm được thực hiện như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Quang Cường. Tôi đang làm việc tại bộ phận nhiên liệu, Cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể việc kiểm tra độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp nhiên liệu hàng không qua đường ống ngầm được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (quangcuong***@gmail.com)

Việc kiểm tra độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp nhiên liệu hàng không qua đường ống ngầm được quy định tại Điều 38 Thông tư 38/2014/TT-BGTVT về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

1. Kiểm tra độ kín

a) Định kỳ mỗi tháng một lần, phải kiểm tra độ kín của hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm theo đúng tiêu chuẩn dựa trên khuyến cáo của các nhà sản xuất và các quy định của pháp luật Việt Nam.

b) Hệ thống đường ống tra nạp không có các hệ thống phát hiện rò rỉ: Định kỳ sáu tháng một lần, phải tiến hành kiểm tra độ kín bằng một trong các hệ thống kiểm soát rò rỉ; hàng tháng, phải kiểm tra hệ thống ở áp suất vận hành khi không có bất kỳ hoạt động tra nạp nào và ghi lại áp suất sụt giảm (sau 2 giờ kiểm tra). Áp suất sụt giảm (dưới 10 psi) phải được so sánh với các kết quả kiểm tra trước đó. Trong khi áp suất tụt, có hiện tượng tăng mà nguyên nhân không phải là do thay đổi áp suất kiểm tra hoặc thay đổi nhiệt độ nhiên liệu trong đường ống có nghĩa là hệ thống đã bị rò hoặc có van chặn bị lỗi. Tất cả các kết quả kiểm tra phải được ghi lại.

2. Thử áp suất hệ thống tra nạp qua đường ống ngầm

a) Tất cả các đoạn ống ngầm và hệ thống tra nạp bằng đường ống không được trang bị hệ thống phát hiện rò rỉ phải được thử áp định kỳ hàng năm ở áp suất vận hành lớn nhất để đảm bảo độ kín của hệ thống.

b) Áp suất vận hành lớn nhất là áp suất đẩy lớn nhất ở chiều cao lớn nhất của bể chứa.

c) Thử áp phải được thực hiện trong 8 giờ (API 570), nếu kết quả kiểm tra cho thấy không có sự sụt giảm áp suất đáng kể thì có thể giảm thời gian thử nghiệm xuống thấp nhất là 1 giờ.

d) Nếu kết quả kiểm tra cho thấy có sự rò rỉ, phải thực hiện thử áp ở áp suất bằng 110 % áp suất vận hành lớn nhất cho phép.

đ) Nếu không thể xác định được giá trị áp suất vận hành lớn nhất cho phép thì phải thực hiện thử áp ở áp suất bằng 125 % áp suất làm việc của hệ thống. Việc thử áp phải được thực hiện theo quy trình đã được chuẩn bị trước và đặc biệt chú ý thực hiện việc cô lập các van an toàn đường ống.

e) Tất cả các báo cáo kiểm tra phải ghi rõ cả nhiệt độ và áp suất theo thời gian trong suốt quá trình thử.

g) Đường ống trong lòng đất, trên mặt đất ở các điểm mà ống bắt đầu đi xuống đất cũng phải được kiểm tra với tần suất tương đương với việc thử áp đường ống.

h) Tất cả các kết quả kiểm tra phải được ghi lại.

Trên đây là nội dung quy định về việc kiểm tra độ kín và thử áp suất hệ thống tra nạp nhiên liệu hàng không qua đường ống ngầm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 38/2014/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
259 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào