Cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu, xà lan
Cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu, xà lan được quy định tại Điều 30 Thông tư 38/2014/TT-BGTVT về bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Kiểm tra phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không
a) Chủ phương tiện vận chuyển sử dụng tàu chuyên dụng phải thực hiện việc làm sạch phương tiện theo Quy trình quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu vận chuyển bằng tàu không chuyên dụng phải kiểm tra phương tiện để đảm bảo đủ điều kiện vận chuyển nhiên liệu hàng không. Chủ phương tiện vận chuyển phải chịu trách nhiệm về độ sạch của phương tiện trước khi vận chuyển nhiên liệu hàng không và phải chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng sản phẩm trên phương tiện vận chuyển;
b) Trước khi nạp nhiên liệu, các khoang chứa, đường ống và bơm phải được kiểm tra, đảm bảo sạch, khô và không có dấu vết của sản phẩm khác;
c) Kiểm tra giấy phép đăng kiểm, bảng dung tích các hầm hàng, bản xác nhận chủng loại nhiên liệu đã vận chuyển trước đó hoặc biên bản làm sạch phương tiện (nêu có).
2. Cấp phát nhiên liệu hàng không Jet A-1
a) Kiểm tra chất lượng nhiên liệu trong quá trình cấp phát qua hệ thống công nghệ chuyên dụng xuống phương tiện vận chuyển chuyên dụng: phải lấy mẫu nhiên liệu trong đường ống cấp phát tại vị trí gần phương tiện tiếp nhận nhất, kiểm tra độ sạch (màu, tạp chất) và khối lượng riêng nhiên liệu tối thiểu tại những thời điểm sau: nhiên liệu bắt đầu xuống hầm hàng từ một lô, bể chứa; khi chuyển hầm hàng tiếp nhận; ngay trước khi dừng bơm cấp hàng xuống tàu, xà lan; nếu màu sắc thay đổi, nhiên liệu có nước, tạp chất hoặc sai lệch khối lượng riêng giữa thực tế và hồ sơ chất lượng lớn hơn 3 kg/m3 phải dừng cấp phát để làm rõ nguyên nhân;
b) Kiểm tra chất lượng nhiên liệu trong quá trình cấp phát qua hệ thống công nghệ hoặc tàu, xà lan vận chuyển không chuyên dụng: cấp vào từng hầm hàng khoảng 500 mm chiều cao nhiên liệu, dừng cấp phát, lấy mẫu từ các hầm hàng, lập mẫu gộp để kiểm tra, đối chiếu kết quả với hồ sơ chất lượng theo các chỉ tiêu sau: màu sắc, độ sạch (kiểm tra bằng mắt); khối lượng riêng; điểm chớp cháy; điểm băng; cho phép cấp phát nếu so sánh kết quả về màu sắc, độ sạch với khối lượng riêng của mẫu gộp và nhiên liệu đang cấp phát phù hợp nhau, tiếp tục cấp đủ số lượng nhiên liệu xuống phương tiện. Các kết quả của điểm chớp cháy và điểm băng so sánh với kết quả phân tích nhiên liệu trong bể cấp phát, nếu kết quả chênh lệch lớn hơn 3 °C, nhiên liệu có thể bị nhiễm bẩn; phải lập mẫu gộp từ các hầm hàng để kiểm tra chất lượng nhiên liệu trên phương tiện theo quy định kiểm tra lại. Nhiên liệu đạt yêu cầu chất lượng khi các chỉ tiêu kỹ thuật kiểm tra lại phù hợp quy định của tiêu chuẩn; nếu hàng vận chuyển nội bộ có thể không phải thực hiện kiểm tra lại chất lượng nhiên liệu khi được sự chấp thuận của chủ lô hàng.
c) Lập mẫu thuyền trưởng khi đã cấp đủ nhiên liệu vào các hầm hàng: người phụ trách kho cấp hàng lập 2 mẫu thuyền trưởng và niêm phong có xác nhận của đại diện phương tiện vận chuyển, đại diện tổ chức giám định (nếu có) và đại diện kho giao hàng; một mẫu gửi theo phương tiện đến kho trả hàng, một mẫu lưu tại tổ chức giám định (nếu có) hoặc tại kho giao hàng. Chỉ kiểm tra các mẫu này khi có nghi ngờ về chất lượng nhiên liệu trong vận chuyển, thời gian lưu mẫu tối thiểu 1 tháng từ khi phương tiện vận chuyển trả hàng xong tại kho trả hàng.
d) Kết thúc cấp phát: phải thực hiện đo, kiểm tra để xác định số lượng nhiên liệu trong từng hầm và trên phương tiện; lập hóa đơn xuất hàng, phải ghi rõ: kho xuất, kho nhận, tên nhiên liệu, số lượng, nhiệt độ, khối lượng riêng nhiên liệu trong từng hầm và tổng số lượng nhiên liệu; kiểm tra các hầm phụ (nếu có) của phương tiện, niêm phong các hầm hàng; lập hồ sơ chất lượng gửi theo phương tiện: kho cấp phát phải gửi theo phương tiện vận chuyển chứng nhận kiểm tra lại (hoặc kiểm tra định kỳ) còn hiệu lực sử dụng, chứng nhận xuất hàng; kiểm tra số lượng hàng xuất của kho, số hàng tiếp nhận của phương tiện, xác định tỷ lệ hao hụt cấp phát.
Trên đây là nội dung quy định về việc cấp phát nhiên liệu hàng không vào tàu dầu, xà lan. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 38/2014/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?