Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa được quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ ban hành, theo đó bao gồm:
a) Tổ chức thực hiện quy chế, giải pháp huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá ở địa phương sau khi được phê duyệt;
b) Tổ chức nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê và lập hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể ở địa phương; cấp giấy phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Quản lý, hướng dẫn tổ chức các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá, lễ hội truyền thống, tín ngưỡng gắn với di tích, nhân vật lịch sử ở địa phương;
d) Tổ chức kiểm kê, lập danh mục, lập hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử -văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương;
đ) Thỏa thuận chủ trương lập dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thẩm định dự án, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; thỏa thuận thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cấp tỉnh ở địa phương; hướng dẫn, tổ chức thực hiện tu sửa cấp thiết và các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích thuộc địa phương quản lý sau khi được phê duyệt;
e) Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng các công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích cấp tỉnh ở địa phương có khả năng ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường của di tích;
g) Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn thủ tục, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai quật khảo cổ, khai quật khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện nội dung giấy phép khai quật ở địa phương;
h) Thẩm định hiện vật và hồ sơ hiện vật đề nghị công nhận bảo vật quốc gia của bảo tàng cấp tỉnh, ban hoặc trung tâm quản lý di tích, bảo tàng ngoài công lập, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc đang quản lý hợp pháp hiện vật ở địa phương;
i) Tổ chức việc thu nhận, bảo quản các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do tổ chức, cá nhân giao nộp và thu giữ ở địa phương theo quy định của pháp luật; tổ chức đăng ký và quản lý di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; cấp chứng chỉ hành nghề đối với chủ cửa hàng mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; cấp giấy phép làm bản sao di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh, bảo tàng cấp tỉnh và sở hữu tư nhân ở địa phương; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động giám định cổ vật của cơ sở giám định cổ vật tại địa phương;
k) Xác nhận điều kiện đối với việc thành lập bảo tàng cấp tỉnh và điều kiện được cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập ở địa phương.
Trên đây là tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về di sản văn hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chào thân ái và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?