Việc xử lý vụ việc vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt tại trụ sở cơ quan, đơn vị Công an nhân dân
Ngày 15/11/2010, Bộ Công an ban hành Thông tư 26/2010/TT-BCA quy định việc cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt. Thông tư này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, trình tự kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương; cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, việc xử lý vụ việc vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt tại trụ sở cơ quan, đơn vị Công an nhân dân là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 9 Thông tư 26/2010/TT-BCA. Cụ thể như sau:
1. Công an các đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm bố trí bộ phận tiếp nhận, xử lý vi phạm hành chính cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Nơi tiếp nhận, giải quyết các vụ, việc vi phạm hành chính phải bố trí ở vị trí thuận tiện, có sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch làm việc, nội quy tiếp dân, hòm thư góp ý, số điện thoại liên hệ khi cần; có biển chức danh của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ giải quyết công việc xử lý vi phạm hành chính và có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết vụ việc.
2. Cán bộ, chiến sĩ làm công tác tiếp nhận, xử lý vi phạm hành chính tại trụ sở đơn vị khi tiếp nhận hồ sơ từ các Tổ công tác phải kiểm tra hồ sơ vụ, việc và ghi vào sổ theo dõi xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
3. Hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính được phân thành từng loại như sau:
a) Tập hồ sơ chờ giải quyết;
b) Tập hồ sơ đã ra quyết định xử phạt, nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm chưa đến nhận quyết định hoặc đã nhận quyết định nhưng chưa thực hiện;
c) Tập hồ sơ đã giải quyết xong;
d) Tập hồ sơ có khiếu nại, tố cáo về xử lý vi phạm hành chính.
4. Căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính và các tài liệu khác có liên quan, cán bộ làm công tác xử lý vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp cần phải xác minh để làm căn cứ ra quyết định xử phạt thì báo cáo lãnh đạo đơn vị cử cán bộ, chiến sĩ xác minh làm rõ.
Hàng ngày, cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính phải kiểm tra, rà soát lại các hồ sơ xử phạt, kịp thời báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị về những khó khăn vướng mắc phát sinh để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc xử lý vụ việc vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt tại trụ sở cơ quan, đơn vị Công an nhân dân. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 26/2010/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?