Hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được quản lý như thế nào?
Quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được quy định tại Điều 24 Nghị định 98/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật di sản văn hóa và Luật di sản văn hóa sửa đổi như sau:
1. Nhà nước thống nhất quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân kinh doanh, mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Việc kinh doanh di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia phải tuân thủ các quy định của pháp luật về di sản văn hóa, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Nhà nước bảo hộ việc mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đối với những di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển quyền sở hữu đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia đã đăng ký và đăng ký đối với di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mua bán có nguồn gốc hợp pháp chưa được đăng ký.
3. Nghiêm cấm mua bán di vật, cổ vật có nguồn gốc bất hợp pháp.
4. Nghiêm cấm mua bán trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia để mang ra nước ngoài.
Trên đây là nội dung tư vấn về quản lý hoạt động mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 98/2010/NĐ-CP.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 19 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Luật Biển Việt Nam mới nhất hiện nay?
- Động đất được hiểu như thế nào? Các mức cấp độ rủi ro thiên tai do động đất 2025?
- Doanh nghiệp hoạt động hóa chất tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất định kỳ khi nào?
- Quy định về sinh hoạt định kỳ của đảng bộ cơ sở, chi bộ năm 2025?