Quy định về việc bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá
Việc bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá được quy định tại Chương III Thông tư 13/2013/TT-BNNPTNT về Quy định đăng kiểm viên tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
Điều 7. Bồi dưỡng nghiệp vụ và cấp giấy chứng nhận
Tổng cục Thủy sản công nhận đơn vị đủ điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên. Đơn vị bồi dưỡng đăng kiểm viên cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ Đăng kiểm viên tàu cá (Giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ Đăng kiểm viên tàu cá theo mẫu quy định tại phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này).
Điều 8. Hồ sơ học viên
1. Công văn đề nghị của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học.
2. Sơ yếu lý lịch
3. Giấy chứng nhận sức khỏe.
4. Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định (Bản sao có chứng thực).
5. 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm.
Điều 9. Chương trình bồi dưỡng đăng kiểm viên
1. Chương trình khung bồi dưỡng đăng kiểm viên (theo mẫu quy định tại phụ lục số II ban hành kèm theo Thông tư này);
2. Căn cứ chương trình khung bồi dưỡng, đơn vị bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chi tiết hàng năm và biên soạn tài liệu bồi dưỡng trình Bộ phê duyệt.
Điều 10. Tiêu chuẩn giảng viên
1. Giảng viên bồi dưỡng đăng kiểm viên hạng III phải có đủ các điều kiện sau:
a) Là đăng kiểm viên hạng II trở lên.
b) Có trình độ đại học các chuyên ngành tương ứng với nội dung bồi dưỡng.
c) Có thời gian làm việc thực tế tại các cơ sở đóng sửa tàu cá hoặc làm công tác quản lý tàu cá từ 5 năm trở lên.
2. Giảng viên bồi dưỡng đăng kiểm viên hạng II phải có đủ các điều kiện sau:
a) Là đăng kiểm viên hạng II trở lên.
b) Có trình độ đại học các chuyên ngành tương ứng với nội dung bồi dưỡng.
c) Có 10 năm làm công tác đăng kiểm tàu cá.
d) Có thời gian làm việc thực tế tại các cơ sở đóng sửa tàu cá hoặc làm công tác quản lý tàu cá từ 5 năm trở lên.
đ) Đã tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá hoặc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tàu cá.
3. Giảng viên bồi dưỡng đăng kiểm viên hạng I phải có đủ các điều kiện sau:
a) Là đăng kiểm viên hạng I trở lên.
b) Có trình độ đại học các chuyên ngành tương ứng với nội dung bồi dưỡng.
c) Có 15 năm làm công tác đăng kiểm tàu cá.
d) Có thời gian làm việc thực tế tại các cơ sở đóng sửa tàu cá hoặc làm công tác quản lý tàu cá từ 10 năm trở lên.
đ) Đã tham gia xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá hoặc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về tàu cá.
4. Ngoài ra, đơn vị bồi dưỡng có thể thuê các chuyên gia trong và ngoài ngành, có thời gian làm công tác chuyên môn liên quan đến lĩnh vực bồi dưỡng trên 05 năm, có uy tín, trình độ cao tham gia giảng dạy các chuyên đề liên quan.
Điều 11. Điều kiện đơn vị bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên
1. Có chức năng, nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên;
2. Có chương trình, giáo trình, tài liệu phù hợp với chương trình khung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;
3. Giảng viên bồi dưỡng đăng kiểm viên phải có đủ các điều kiện quy định tại Thông tư này.
Trên đây là nội dung quy định về việc bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu cá. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 13/2013/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?