Chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước được sử dụng như thế nào?
Ngày 10/01/2006, Chính phủ ban hành Nghị định 07/2006/NĐ-CP về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, mức vốn pháp định của Ngân hàng Nhà nước là 5.000 (năm ngàn) tỷ đồng. Việc thay đổi mức vốn pháp định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Việc sử dụng chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 17 Nghị định 07/2006/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước sau khi trừ phần kinh phí khoán trên chênh lệch thu, chi theo cơ chế khoán được sử dụng như sau:
1. Trích 10% để lập quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
2. Số còn lại nộp vào ngân sách nhà nước.
Việc trích nộp ngân sách nhà nước được thực hiện hàng quý theo hình thức tạm nộp; mức tạm nộp bằng 70% chênh lệch thu, chi thực tế của quý, phần 30% còn lại sẽ nộp vào ngân sách nhà nước sau khi báo cáo quyết toán tài chính năm đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc sử dụng chênh lệch thu, chi hàng năm của Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 07/2006/NĐ-CP .
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiết Vũ Thủy 2025 là ngày nào? Tiết Vũ Thủy 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Trường hợp nào không áp dụng việc cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia?
- Mẫu hồ sơ mời thầu thiết kế và xây lắp qua mạng 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ theo Thông tư 22?
- Tải Nghị định 132 về giao dịch liên kết file word?
- Cấm dạy thêm đối với giáo viên tiểu học trong mọi trường hợp từ 14/2/2025 đúng không?