Trách nhiệm giải quyết, trả lời, báo cáo kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri của chính quyền địa phương

Trách nhiệm giải quyết, trả lời, báo cáo kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri của chính quyền địa phương được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Trần Đức Tiến. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tiếp nhận, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri do Quốc hội chuyển đến. Tôi có một thắc mắc cần Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp cho tôi. Cho tôi hỏi, trong quá trình giải quyết, trả lời, báo cáo kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thì chính quyền địa phương có trách nhiệm ra sao? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ky Luật. Xin cảm ơn! Trần Đức Tiến (ductien*****@gmail.com)

Trách nhiệm giải quyết, trả lời, báo cáo kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri của chính quyền địa phương được quy định tại Điều 10 Quyết định 33/2017/QĐ-TTg Quy chế tiếp nhận, giải quyết và trả lời kiến nghị của cử tri do Quốc hội chuyển đến do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Cụ thể là:

1. Thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc giải quyết, trả lời kiến nghị theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và của Quy chế này, báo cáo tổng hợp đầy đủ về kết quả giải quyết đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao chủ trì giải quyết, trả lời kiến nghị phải chủ động, phối hợp, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị đã được giao cho cơ quan, đơn vị mình và các cơ quan, đơn vị phối hợp, bảo đảm việc giải quyết, trả lời cử tri đúng quy định, đúng thời hạn.

3. Đối với các kiến nghị mà việc giải quyết vượt quá khả năng, điều kiện hoặc có khó khăn, vướng mắc liên quan đến thẩm quyền của các bộ, cơ quan trung ương thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kiến nghị, chính quyền địa phương cấp tỉnh phải chủ động liên hệ với các bộ, cơ quan liên quan để phối hợp giải quyết, xử lý hoặc đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.

4. Các địa phương được giao chủ trì giải quyết, trả lời kiến nghị phải chủ động, thường xuyên phối hợp, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời các kiến nghị đã được giao cho địa phương mình và các cơ quan phối hợp, không để kiến nghị tồn đọng, kéo dài.

a) Đối với các kiến nghị được giao cho bộ, cơ quan ở trung ương chủ trì nhưng phải phối hợp với địa phương để giải quyết, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phối hợp của bộ, cơ quan ở trung ương, địa phương phải có văn bản trả lời.

b) Kiến nghị liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều địa phương được giao cho một địa phương chủ trì nghiên cứu giải quyết, trả lời. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được kiến nghị, địa phương được giao chủ trì nghiên cứu, giải quyết, trả lời kiến nghị phải có văn bản gửi đến các địa phương liên quan để phối hợp giải quyết. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phối hợp của địa phương chủ trì, địa phương được đề nghị phối hợp phải có văn bản trả lời.

5. Đối với các kiến nghị liên quan đến việc ban hành cơ chế chính sách; sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền của địa phương; những vấn đề liên quan đến thay đổi cơ chế, chính sách thuộc phạm vi, trách nhiệm và thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị của nhiều sở, ngành cần có nhiều thời gian để nghiên cứu, tổng kết, đánh giá và tuân thủ các quy trình, thủ tục xây dựng văn bản hoặc kiến nghị khi thực hiện giải quyết cần phải có nguồn lực phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, khả năng cân đối ngân sách của địa phương hoặc phụ thuộc vào điều kiện hỗ trợ của trung ương nên rất khó xác định mốc thời gian giải quyết, cơ quan, đơn vị của địa phương được giao trách nhiệm giải quyết phải có văn bản giải trình cụ thể về tình hình khó khăn, điều kiện và nguồn lực để thực hiện, xác định rõ lộ trình, phương hướng giải quyết, báo cáo để cử tri biết.

6. Đối với các kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết, trả lời của các bộ, cơ quan ở trung ương có liên quan đến địa phương nhưng việc giải quyết không đúng thời hạn quy định, không đúng quy định của pháp luật hoặc chưa đúng yêu cầu và chưa phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương thì trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản trả lời cử tri của các bộ, cơ quan ở trung ương, địa phương phải có văn bản kiến nghị kịp thời với bộ, cơ quan ở trung ương để điều chỉnh, đồng thời gửi Văn phòng Chính phủ để có cơ sở đôn đốc các bộ, cơ quan liên quan triển khai thực hiện.

7. Văn bản trả lời cử tri của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện phải được gửi đến Đoàn Đại biểu Quốc hội, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có kiến nghị; trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản trả lời cử tri, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì giải quyết, trả lời có trách nhiệm đăng tải toàn bộ văn bản trả lời kiến nghị trên Cổng Thông tin điện tử của địa phương và trong thời hạn 7 ngày làm việc văn bản trả lời cử tri phải được niêm yết công khai tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có cử tri kiến nghị trừ trường hợp kiến nghị có nội dung, thông tin quy định tại Điều 13 Quy chế này.

8. Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thường xuyên chủ động theo dõi, rà soát, tổng hợp, đánh giá kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền giải quyết; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan.

Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị thuộc trách nhiệm giải quyết của chính quyền địa phương báo cáo Văn phòng Chính phủ, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

9. Trường hợp thông tin về giải quyết, trả lời kiến nghị của các địa phương không chính xác với thực tế hoặc không thống nhất với các báo cáo, tài liệu khác thì trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin từ Văn phòng Chính phủ hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, địa phương phải rà soát, chuẩn xác lại, thông báo kịp thời với Đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan bằng văn bản, fax hoặc qua thư điện tử.

10. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời kiến nghị của các cơ quan ở trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm đăng tải đầy đủ các văn bản thông báo về kết quả giải quyết kiến nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan trên Cổng thông tin điện tử của chính quyền địa phương và trong thời hạn 7 ngày làm việc văn bản phải được niêm yết công khai tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có cử tri kiến nghị, trừ trường hợp kiến nghị có nội dung, thông tin quy định tại Điều 13 Quy chế này.

11. Cập nhật thường xuyên, đầy đủ các thông tin, dữ liệu trên Hệ thống quản lý việc giải quyết kiến nghị của cử tri.

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm giải quyết, trả lời, báo cáo kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri của chính quyền địa phương. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 33/2017/QĐ-TTg.

Trân trọng!

Chính quyền địa phương
Hỏi đáp mới nhất về Chính quyền địa phương
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân có được quyền biết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp xã không?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong mối quan hệ với chính quyền địa phương?
Hỏi đáp pháp luật
Tranh chấp về việc đổi đất với chính quyền địa phương
Hỏi đáp pháp luật
Ruộng nằm quy hoạch có phải nộp cho chính quyền địa phương không?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định xử phạt đối với hành vi không tham gia các hoạt động phòng bệnh, chống dịch bệnh cho động vật theo yêu cầu của chính quyền địa phương, cơ quan thú y khi xảy ra dịch bệnh động vật
Hỏi đáp pháp luật
Nợ chính quyền địa phương là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Bán hàng online qua mạng có cần phải khai báo với chính quyền địa phương?
Hỏi đáp pháp luật
Mua bán đất không có chứng nhận chính quyền địa phương
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ của chính quyền địa phương
Hỏi đáp pháp luật
Vai trò của Chính phủ đối với chính quyền địa phương
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chính quyền địa phương
Thư Viện Pháp Luật
335 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chính quyền địa phương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào