Việc xác định biên độ chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được tiến hành như thế nào?

Việc xác định biên độ chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật Thương mại trường Đại học Luật TP.HCM. Hiện tại, em đang thu thập tài liệu để hoàn thành bài tiểu luận về cơ chế chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào nước ta. Qua tìm hiểu, em được biết việc xử lý vụ việc chống bán phá giá phải tiến hành theo quy trình nhất định trong đó có giai đoạn điều tra. Vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì việc xác định biên độ chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được tiến hành như thế nào? Vấn đề này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong sớm nhận được phản hồi từ Quý chuyên gia. Em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Tiến Phương (0907****)

Ngày 04/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh Chống bán phá giá) về Cơ quan điều tra chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra và việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, việc xác định biên độ chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 25 Nghị định 90/2005/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

1. Cơ quan điều tra phải tiến hành xác định biên độ phá giá riêng cho từng Người bị yêu cầu trong vụ việc chống bán phá giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp số lượng Người bị yêu cầu hoặc phạm vi hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá quá lớn, không thể tiến hành xác định biên độ phá giá riêng, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra để xác định biên độ phá giá riêng đối với một số Người bị yêu cầu hoặc hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện theo các quy định sau đây:

a) Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thống kê phù hợp trên cơ sở khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được sản xuất, xuất khẩu vào Việt Nam bởi Người bị yêu cầu hoặc các thông tin mà Cơ quan điều tra có được tại thời điểm chọn mẫu;

b) Khi tiến hành chọn mẫu điều tra, Cơ quan điều tra có thể tiến hành các tham vấn cần thiết với Người bị yêu cầu, các nhà nhập khẩu liên quan đến việc chọn mẫu và phải có sự đồng ý của Người bị yêu cầu này về việc chọn mẫu.

3. Biên độ bán phá giá được xác định bằng khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường của hàng hóa so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam.

4. Biên độ bán phá giá áp dụng cho Người bị yêu cầu không được điều tra là biên độ bán phá giá bình quân gia quyền áp dụng cho Người bị yêu cầu được chọn để xác định biên độ bán phá giá riêng theo quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Cơ quan điều tra có thể xem xét xác định biên độ bán phá giá riêng cho Người bị yêu cầu không được chọn theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng đã tự nguyện cung cấp thông tin cần thiết, kịp thời trong quá trình điều tra, trừ khi số lượng Người bị yêu cầu tự nguyện cung cấp thông tin này quá lớn và việc xác định biên độ bán phá giá riêng cho Người bị yêu cầu này làm cho việc điều tra không thể hoàn thành đúng thời hạn.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về việc xác định biên độ chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 90/2005/NĐ-CP.

Trân trọng!

Chống bán phá giá
Hỏi đáp mới nhất về Chống bán phá giá
Hỏi đáp Pháp luật
Bán phá giá là gì? Bán phá giá có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn rà soát cuối kỳ trong áp dụng biện pháp chống bán phá giá là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào hạ giá bán hàng hóa, dịch vụ mà không bị coi là vi phạm pháp luật về cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu?
Hỏi đáp pháp luật
Bán phá giá là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Biên độ bán phá giá không đáng kể là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Biên độ bán phá giá là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm quản lý nhà nước về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Áp dụng biện pháp cam kết chống bán phá giá tạm thời hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
Hỏi đáp pháp luật
Chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc chống bán phá giá hàng nhập khẩu vào Việt Nam là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chống bán phá giá
Thư Viện Pháp Luật
349 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chống bán phá giá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào