Khi tiến hành giải quyết vụ việc chống bán phá giá, thành viên Hội đồng xử lý có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Ngày 04/8/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 90/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là Pháp lệnh Chống bán phá giá) về Cơ quan điều tra chống bán phá giá, Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra và việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 13 Nghị định 90/2005/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
1. Nghiên cứu, xem xét hồ sơ, các kết luận của Cơ quan điều tra và các tài liệu khác trong bộ hồ sơ vụ việc chống bán phá giá do Cơ quan điều tra chuyển.
2. Tham gia phiên họp của Hội đồng xử lý để thảo luận và bỏ phiếu về việc có hoặc không có bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
3. Giữ bí mật thông tin được bảo mật theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 90/2005/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?