Các vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng cần phối hợp xử lý

Các vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng cần phối hợp xử lý được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là một Nguyễn Trọng Tin, vì yêu cầu của công việc hiện tại tôi có một thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật giải đáp giúp như sau: Các vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng cần phối hợp xử lý được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu nội dung này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật, chân thành cảm ơn! 

Các vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng cần phối hợp xử lý  tại Tiểu mục 2 Mục II Thông tư liên tịch 04/2007/TTLT-BXD-BCA hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng do Liên bộ Bộ Xây dựng và Bộ Công an ban hành như sau:

Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp các hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Xây dựng và Bộ Công an phối hợp theo chức năng của mỗi bên trong phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng:

a) Vi phạm các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

- Người có trách nhiệm trong việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, nhưng thực hiện không đúng thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đúng trình tự, thủ tục gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân; gây ảnh hưởng xấu về an ninh trật tự;

Ví dụ: trong quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000, có quy định vùng X là để trồng cây xanh hoặc để xây dựng công trình công cộng. Quy hoạch này đã được lập, thẩm định, phê duyệt đúng thủ tục, trình tự và được người có thẩm quyền phê duyệt; nhưng sau đó người đã phê duyệt quy hoạch hoặc một người khác không đủ thẩm quyền phê duyệt quy hoạch đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu vực cây xanh hoặc xây dựng công trình công cộng thành quy hoạch xây dựng nhà ở hoặc công trình khác mà không tuân thủ theo trình tự, thủ tục điều chỉnh quy hoạch do pháp luật về xây dựng quy định.

- Người có trách nhiệm công bố quy hoạch xây dựng theo pháp luật xây dựng quy định nhưng không tổ chức công bố, tổ chức công bố không kịp thời, không đầy đủ hoặc công bố sai, gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân;

- Người có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cắm mốc giới quy hoạch xây dựng ngoài thực địa sau khi quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng không tổ chức cắm mốc giới, tổ chức cắm mốc giới không kịp thời, không đầy đủ hoặc cắm mốc giới sai gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, tổ chức, công dân;

- Chủ đầu tư xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xây dựng công trình trong vùng cấm xây dựng, xây dựng công trình không có giấy phép, không đúng giấy phép đã được cấp; đã bị xử phạt vi phạm hành chính, đình chỉ xây dựng, nhưng vẫn tiếp tục xây dựng công trình.

b) Vi phạm các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình gây hậu quả nghiêm trọng

Người có trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình biết dự án không có hiệu quả nhưng vẫn lập, thẩm định và phê duyệt hoặc không thực hiện đúng quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án theo quy định, gây thiệt hại về tài sản Nhà nước, tổ chức, công dân.

c) Vi phạm quy định về khảo sát xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

Người có trách nhiệm về khảo sát xây dựng, trong quá trình thực hiện việc khảo sát đã không thực hiện đúng nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt, hoặc cung cấp báo cáo kết quả khảo sát không đúng với thực tế, dẫn tới thiết kế không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, gây sự cố công trình hoặc gây lãng phí tài sản của Nhà nước.

d) Vi phạm quy định về thiết kế gây hậu quả nghiêm trọng

- Người có trách nhiệm lập thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công áp dụng sai quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng gây sự cố công trình;

- Người có trách nhiệm lập thiết kế, thiết kế vượt quá yêu cầu về an toàn cho phép gây lãng phí hoặc nhằm vụ lợi.

đ) Vi phạm quy định về cấp phép xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

Người có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng mà cấp sai thẩm quyền; cấp phép không đúng quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không quản lý kiểm tra trong quá trình chủ đầu tư xây dựng công trình theo giấy phép.

e) Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình và giám sát thi công xây dựng công trình gây hậu quả nghiêm trọng

- Nhà thầu xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường và người giám sát thi công xây dựng công trình thi công không đúng với thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt dẫn tới sự cố công trình;

- Nhà thầu xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường và người giám sát thi công xây dựng công trình áp dụng sai quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công dẫn đến sự cố công trình.

f) Vi phạm quy định về nghiệm thu gây hậu quả nghiêm trọng

Người có trách nhiệm nghiệm thu công trình xây dựng đã không nghiệm thu, nghiệm thu không đúng thời gian quy định, nghiệm thu khống hoặc nghiệm thu không đúng về khối lượng, chất lượng, quy trình, quy phạm kỹ thuật thi công, nghiệm thu sai với thiết kế được duyệt.

g) Vi phạm quy định về sử dụng nguyên vật liệu, thiết bị trong thi công xây dựng công trình gây hậu quả nghiêm trọng

Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, chỉ huy trưởng công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình đã sử dụng nguyên vật liệu, thiết bị không đúng chủng loại, chất lượng so với thiết kế được duyệt làm ảnh hưởng chất lượng công trình.

h) Vi phạm quy định về pháp luật đấu thầu trong hoạt động xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

- Người có thẩm quyền quyết định lựa chọn nhà thầu đã dàn xếp để một nhà thầu trúng thầu hoặc các nhà thầu dàn xếp với nhau để một nhà thầu trúng thầu;

Ví dụ: dự án đầu tư xây dựng khu chung cư K có tổng mức đầu tư là 50 tỷ đồng. Chủ đầu tư đã dàn xếp cho một nhà thầu trúng thầu nhằm vụ lợi hoặc các nhà thầu đã bàn bạc, thống nhất để một nhà thầu được trúng thầu.

- Hành vi của nhà thầu chính hoặc tổng thầu sau khi ký hợp đồng với chủ đầu tư hoặc là hành vi của nhà thầu phụ sau khi ký hợp đồng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu nhưng đem chuyển nhượng lại toàn bộ hoặc một phần hợp đồng cho nhà thầu khác trái quy định của pháp luật;

- Hành vi quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu, kết quả đấu thầu sai với quy định pháp luật về đấu thầu.

Ví dụ: dự án đầu tư xây dựng trường tiểu học Y có tổng mức đầu tư là 5 tỷ đồng. Theo quy định của pháp luật, dự án này thuộc diện phải tổ chức đấu thầu rộng rãi, nhưng người có trách nhiệm hoặc chủ đầu tư đã chỉ định doanh nghiệp A là nhà thầu nhằm vụ lợi.

i) Các hành vi vi phạm pháp luật khác trong hoạt động xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng

Là những vi phạm pháp luật về xây dựng khác ngoài các vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm f, điểm g, điểm h khoản 2 mục II Thông tư này.

Trên đây là nội dung câu trả lời về các vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng cần phối hợp xử lý theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 04/2007/TTLT-BXD-BCA.

Trân trọng!

Hoạt động xây dựng
Hỏi đáp mới nhất về Hoạt động xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng ký hiệu nơi cấp chứng chỉ hành nghề, năng lực hoạt động xây dựng 63 tỉnh thành 2025 theo Nghị định 175?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 175/2024/NĐ-CP về quản lý hoạt động xây dựng?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin về dự án đầu tư xây dựng có phải được thu thập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền trong hoạt động xây dựng theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP?
Hỏi đáp pháp luật
Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật
Hỏi đáp pháp luật
Tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt
Hỏi đáp pháp luật
Mẫu hợp đồng bắt buộc trong hoạt động xây dựng
Hỏi đáp pháp luật
Vấn đề liên quan đến hoạt động xây dựng
Hỏi đáp pháp luật
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Hỏi đáp pháp luật
Hiệu lực thi hành về hợp đồng trong hoạt động xây dựng trong Nghị định số 99/2007/NĐ-CP
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hoạt động xây dựng
Thư Viện Pháp Luật
341 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hoạt động xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hoạt động xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào