Nội dung phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng
Nội dung phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng được quy định Tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 04/2007/TTLT-BXD-BCA hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng do Liên bộ Bộ Xây dựng và Bộ Công an ban hành như sau:
a) Phối hợp chung
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, Bộ Xây dựng và Bộ Công an phối hợp chặt chẽ trong công tác phòng ngừa, phát hiện, làm rõ, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng; kịp thời cung cấp cho nhau các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sau khi ban hành và tình hình vi phạm hành chính hoặc tội phạm trong hoạt động xây dựng.
b) Phối hợp cụ thể
Bộ Xây dựng và Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với nhau thực hiện các công việc cụ thể sau:
- Cử người tham gia các đoàn thanh tra hoặc hỗ trợ công tác điều tra khi có yêu cầu của một bên;
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan thanh tra có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và hướng dẫn tại Thông tư số 03/2006/TTLT-VKSNDTC-TTrCP-BCA-BQP ngày 23/5/2006 của liên ngành Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra, xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do Cơ quan thanh tra kiến nghị khởi tố.
Trường hợp khi kết thúc cuộc thanh tra, Cơ quan thanh tra kết luận vụ việc không có dấu hiệu tội phạm nhưng Cơ quan điều tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì cần trao đổi với Cơ quan thanh tra trước khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Cơ quan thanh tra có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin có liên quan đã thu thập trong quá trình thanh tra cho Cơ quan điều tra để điều tra, làm rõ tội phạm.
- Trường hợp Cơ quan điều tra phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng, nhưng trong quá trình điều tra xét thấy hành vi đó chưa có dấu hiệu tội phạm thì có trách nhiệm chuyển hồ sơ sang Cơ quan thanh tra để xử lý theo thẩm quyền. Cơ quan thanh tra phải thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho Cơ quan điều tra biết.
Phối hợp thực hiện những công việc cụ thể giữa Cơ quan thanh tra và Cơ quan điều tra theo quy định của Thông tư này được thể hiện bằng văn bản.
c) Cơ quan đầu mối
Cơ quan đầu mối để phối hợp thực hiện Thông tư này:
Bộ Xây dựng giao cho Thanh tra Bộ Xây dựng, Bộ Công an giao cho Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ;
Ở cấp tỉnh giao cho Thanh tra Sở Xây dựng và Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ thuộc Công an cấp tỉnh.
Trên đây là nội dung câu trả lời về nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng theo quy định. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 04/2007/TTLT-BXD-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025?
- Chế độ nghỉ hưu trước tuổi mới nhất 2025?
- Đã có Nghị định 182/2024/NĐ-CP quy định thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp phép thi công công trình trên đường bộ đang khai thác năm 2025? Hướng dẫn điền nội dung của Mẫu?
- 12/12 âm lịch 2024 là ngày mấy dương? 12 tháng 12 âm 2024 là thứ mấy?