Nhiệm vụ của giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 21/10/2017) về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì được quy định như sau:
a) Biên soạn chương trình, tài liệu và giảng dạy theo quy định;
b) Nghiên cứu khoa học và công nghệ;
c) Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Để được đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thì giảng viên phải đáp ứng cấc điều kiện tại Khoản 1 Điều này, bao gồm:
a) Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
b) Phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức lối sống lành mạnh;
c) Đạt chuẩn về trình độ đào tạo chuyên môn theo quy định;
d) Có trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
đ) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
e) Lý lịch bản thân rõ ràng, đáp ứng yêu cầu về chính trị.
Trên đây là nội dung tư vấn về nhiệm vụ của giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Mẫu sổ chi tiết đầu tư chứng khoán theo Thông tư 200?
- Trách nhiệm của UBND cấp xã đối với hoạt động dạy thêm, học thêm từ 14/2/2025?