Định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội năm 2017

Định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội năm 2017 được quy định như thế nào? Xin chào các chuyên gia Thư Ký Luật. Tôi hiện đang công tác tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Do nhu cầu công việc, hiện tại tôi đang tìm hiểu về nội dung ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017. Tuy nhiên, một vài điểm tôi chưa nắm rõ, mong được giải đáp. Cho tôi hỏi, năm 2017, định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội được quy định ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu? Rất mong Quý chuyên gia dành thời gian hỗ trợ giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe! Đào Lê Anh (anh***@gmail.com)

Ngày 19/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 46/2016/QĐ-TTg về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017. Theo đó, Quyết định này quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước áp dụng cho năm ngân sách 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội năm 2017 là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 14 Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017 ban hành kèm theo Quyết định 46/2016/QĐ-TTg. Cụ thể như sau:

1. Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Vùng

Định mức phân bổ

Đô thị

31.000

Đồng bằng

33.700

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu

47.200

Vùng cao - hải đảo

57.300

 

2. Định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung, gồm:

a) Kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ được tính trên cơ sở đối tượng năm 2016, mức hỗ trợ theo chế độ quy định;

b) Kinh phí thực hiện chế độ điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ, Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng được tính trên cơ sở đối tượng năm 2016, mức hỗ trợ theo chế độ quy định;

c) Kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ được tính trên cơ sở đối tượng năm 2015, mức hỗ trợ theo chế độ quy định;

d) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có gia đình thuộc diện chính sách (gia đình: liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công giúp đỡ cách mạng, quân nhân bị tai nạn nghề nghiệp) ngoài chế độ phụ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần do ngân sách trung ương đảm bảo còn được phân bổ với mức 500.000 đồng/gia đình thuộc diện chính sách để có thêm kinh phí thực hiện chế độ thăm hỏi, động viên các gia đình thuộc diện chính sách vào ngày lễ, tết.

Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội năm 2017. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 46/2016/QĐ-TTg.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
191 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào