Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo trong việc bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo trong Quân đội nhân dân
Trách nhiệm của người giải quyết tố cáo trong việc bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo trong Quân đội nhân dân được quy định tại Điều 15 Nghị định 220/2013/NĐ-CP quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân như sau:
Trong quá trình giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo trong Quân đội nhân dân có trách nhiệm yêu cầu cơ quan chức năng bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo theo quy định tại các Điều 34, 36, 37, 38, 39 của Luật tố cáo, Chương III Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra theo quy định thì phạm vi, thời hạn, trình tự, thủ tục, các biện pháp bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo trong Quân đội nhân dân thực hiện theo quy định tại các Điều 34, 36, 37, 38, 39 của Luật tố cáo, Chương III Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của người giải quyết tố cáo trong việc bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo trong Quân đội nhân dân. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 220/2013/NĐ-CP.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn thi thử Tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2025 Trạng Nguyên tiếng Việt chi tiết?
- Mẫu thuyết minh về lễ hội truyền thống Lễ hội đền Hùng lớp 9 hay nhất?
- 97 trường dùng điểm thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội 2025 để xét tuyển?
- Cách điều chỉnh và nộp lại báo cáo tài chính chuẩn nhất năm 2025?
- File word 350 phòng giao dịch thuộc 20 Kho bạc Nhà nước khu vực?