Quy trình chuẩn bị đề án của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

Quy trình chuẩn bị đề án của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Mỹ Hằng, em đang là sinh viên năm cuối Học viện ngoại giao TPHCM. Để hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp của mình, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp em, cụ thể quy trình chuẩn bị đề án của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Em mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (my_hang***@gmail.com)

Quy trình chuẩn bị đề án của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được quy định tại Điều 15 Quy chế làm việc của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 486/QĐ-LĐTBXH năm 2017 như sau:

1. Thủ trưởng đơn vị chủ trì xây dựng đề án (sau đây gọi chung là chủ đề án) mời thủ trưởng các đơn vị liên quan bàn việc chuẩn bị đề án và đề nghị cử công chức, viên chức tham gia chuẩn bị đề án. Đơn vị liên quan có trách nhiệm cử công chức, viên chức tham gia theo đề nghị của chủ đề án. Người được cử là đại diện của đơn vị tham gia chuẩn bị đề án phải báo cáo và xin ý kiến thủ trưởng đơn vị trong quá trình tham gia xây dựng đề án. Các hoạt động phối hợp này không thay thế các thủ tục lấy ý kiến chính thức quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Sau khi đề án đã được chuẩn bị xong, chủ đề án phải lấy ý kiến chính thức của các đơn vị liên quan bằng các hình thức sau:

a) Tổ chức họp: Chủ đề án gửi trước giấy mời và tài liệu họp đến thủ trưởng các đơn vị có liên quan. Chủ đề án chủ trì cuộc họp, giới thiệu nội dung và thu thập ý kiến để bổ sung, hoàn chỉnh đề án. Những ý kiến thảo luận phải được ghi vào biên bản có chữ ký của chủ tọa cuộc họp.

Đơn vị được mời họp phải cử đại diện có đủ thẩm quyền đến họp, phát biểu ý kiến của thủ trưởng đơn vị (nếu có) và báo cáo đầy đủ kết luận cuộc họp cho thủ trưởng đơn vị biết. Trường hợp đại diện đơn vị được mời vắng mặt, chủ đề án gửi phần kết luận có liên quan cho đơn vị và thủ trưởng đơn vị đó phải trả lời bằng văn bản.

b) Gửi công văn lấy ý kiến: Chủ đề án gửi dự thảo cuối cùng của đề án và hồ sơ kèm theo đến thủ trưởng đơn vị có liên quan để lấy ý kiến. Thủ trưởng đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm góp ý kiến chính thức bằng văn bản (hoặc sửa trực tiếp vào dự thảo), gửi chủ đề án trong khoảng thời gian theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Quy chế này. Văn bản góp ý kiến phải ghi rõ những điểm đồng ý, không đồng ý, những kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung. Nếu hồ sơ đề án chưa rõ hoặc do vấn đề phức tạp, cần có thêm thời gian nghiên cứu thì đơn vị được hỏi ý kiến có quyền yêu cầu chủ đề án làm rõ hoặc cung cấp thêm các tài liệu cần thiết và thỏa thuận thời hạn trả lời, nhưng tối đa không quá thời hạn theo quy định trong Quy chế làm việc của Bộ.

c) Gửi lấy ý kiến qua mạng máy tính, nội dung và thời hạn thực hiện như quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Các ý kiến góp ý nhận được qua mạng máy tính có giá trị tương đương như hình thức gửi văn bản.

Trên đây là nội dung quy định về quy trình chuẩn bị đề án của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 486/QĐ-LĐTBXH năm 2017.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
161 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào