Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được quy định tại Điều 13 Nghị định 26/2012/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền và kinh phí phục vụ việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:
1. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc thẩm quyền, cụ thể:
a) Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp hoặc tàng trữ, sử dụng trái phép;
b) Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sau chiến tranh còn tồn tại ở ngoài xã hội;
c) Vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có liên quan đến các vụ án đã được xử lý theo quy định hoặc do cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ hoặc không xác định được nguồn gốc.
2. Quy định cụ thể việc tiếp nhận, thu gom, bảo quản, phân loại, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
3. Chỉ đạo cơ quan Công an các cấp phối hợp với cơ quan Quân sự và các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo việc thực hiện công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
4. Quy định cụ thể trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
5. Tổ chức mở đợt vận động giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trên phạm vi toàn quốc.
6. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương thống kê các loại bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo các loại đã tiếp nhận hoặc thu gom để bàn giao cho cơ quan Quân sự.
7. Quy định việc kiểm tra, chuyển loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ trang bị, sử dụng trong ngành Công an.
8. Kiến nghị hoặc theo thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
9. Sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý.
10. Quy định và tổ chức đào tạo, huấn luyện về quân khí cho cán bộ, chiến sĩ làm công tác tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý.
Ngoài ra, trách nhiệm của công an các đơn vị, địa phương được hướng dẫn bởi Chương III Thông tư 31/2012/TT-BCA
Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của Bộ Công an trong việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Nghị định 26/2012/NĐ-CP.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?