Thủ tục hải quan đối với chuyển loại xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu
Thủ tục hải quan đối với chuyển loại xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu được quy định được quy định tại Điều 7 Thông tư 106/2016/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất, nhập xăng dầu, nguyên liệu để pha chế xăng dầu; hoạt động pha chế, chuyển đổi chủng loại xăng dầu tại kho ngoại quan xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể là:
1. Hồ sơ hải quan:
a) Văn bản đề nghị được chuyển loại xăng dầu và phương án chuyển loại (trong đó nêu rõ xăng dầu dự kiến chuyển loại thuộc tờ khai nào, lý do chuyển loại, số lượng dự kiến chuyển loại): Nộp 01 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng dịch vụ chuyển loại xăng dầu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này: Nộp 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của chủ kho;
c) Chứng thư giám định về khối lượng, chủng loại của xăng dầu dự kiến chuyển loại: Nộp 01 bản chính;
d) Bảng kê xăng dầu sau chuyển loại (theo Mẫu BK01-XDSCL Phụ lục đính kèm Thông tư này): Nộp 02 bản chính.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho:
a) Sau khi nhận hồ sơ phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Chi cục Hải quan quản lý kho xác nhận trên Bảng kê xăng dầu sau chuyển loại, trả chủ kho 01 bản chính, lưu cơ quan Hải quan 01 bản chính;
b) Giám sát, đảm bảo xăng dầu sau chuyển loại phải được xuất kho để đưa ra nước ngoài;
c) Vào ngày làm việc thứ hai của tháng tiếp theo, Chi cục Hải quan quản lý kho báo cáo Cục Hải quan tỉnh/thành phố về xăng dầu sau chuyển loại tại kho (theo Mẫu BC03-XDCL Phụ lục đính kèm Thông tư này).
3. Trách nhiệm của Cục Hải quan tỉnh/thành phố:
Mỗi quý, vào ngày 05 tháng đầu tiên của quý tiếp theo, Cục Hải quan tỉnh/thành phố căn cứ báo cáo xăng dầu sau chuyển loại của Chi cục Hải quan tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan về xăng dầu chuyển loại tại kho trong địa bàn quản lý (theo Mẫu BC03-XDCL Phụ lục đính kèm Thông tư này).
4. Trách nhiệm của chủ kho:
a) Nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thực hiện giám định khối lượng, chủng loại lô hàng thông qua thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định;
c) Xăng dầu sau chuyển loại phải được xuất kho đưa ra nước ngoài theo đúng thời hạn tại hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng dịch vụ chuyển loại;
d) Vào ngày làm việc của tháng tiếp theo, chủ kho tổng hợp báo cáo Chi cục Hải quan quản lý kho về xăng dầu sau chuyển loại tại kho (theo Mẫu BC03-XDCL Phụ lục đính kèm Thông tư này).
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục hải quan đối với chuyển loại xăng dầu trong kho ngoại quan xăng dầu. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 106/2016/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?