Thủ tục hải quan đối với xăng dầu, nguyên liệu từ nội địa nhập kho ngoại quan xăng dầu
Thủ tục hải quan đối với xăng dầu, nguyên liệu từ nội địa nhập kho ngoại quan xăng dầu được quy định được quy định tại Điều 6 Thông tư 106/2016/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất, nhập xăng dầu, nguyên liệu để pha chế xăng dầu; hoạt động pha chế, chuyển đổi chủng loại xăng dầu tại kho ngoại quan xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể là:
1. Hồ sơ hải quan:
a) Hợp đồng thuê kho: Xuất trình cho cơ quan Hải quan khi được yêu cầu;
Trường hợp chủ hàng đồng thời là chủ kho thì không yêu cầu hợp đồng thuê kho. Thời hạn gửi kho áp dụng như đối với trường hợp có hợp đồng thuê kho và được tính từ ngày cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống.
Trường hợp chủ kho thay mặt chủ hàng thực hiện khai báo hải quan thì chủ kho phải là đại lý làm thủ tục hải quan theo quy định.
b) Chứng thư giám định về khối lượng, chủng loại: Nộp 01 bản chính;
c) Quyết định buộc tái xuất của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp buộc tái xuất): Nộp 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận của chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan quản lý kho:
a) Thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
b) Xác nhận “hàng đã được đưa vào kho” trên tờ khai hải quan giấy (trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy);
c) Vào ngày làm việc thứ hai của tháng tiếp theo, Chi cục Hải quan quản lý kho có trách nhiệm báo cáo Cục Hải quan tỉnh/thành phố về xăng dầu, nguyên liệu từ nội địa nhập kho (theo Mẫu BC01-XDVRK Phụ lục đính kèm Thông tư này).
3. Trách nhiệm của chủ kho, chủ hàng:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 Thông tư số 38/2015/TT-BTC;
b) Nộp, lưu giữ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Thực hiện giám định khối lượng, chủng loại lô hàng thông qua thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định;
d) Đảm bảo nguyên trạng xăng dầu, nguyên liệu từ nội địa đưa vào kho chứa trong bồn bể trong thời gian chờ thông báo kết quả giám định;
đ) Vào ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, chủ kho tổng hợp báo cáo Chi cục Hải quan quản lý kho về xăng dầu, nguyên liệu xuất kho (theo Mẫu BC02-XDVRK Phụ lục đính kèm Thông tư này);
e) Cập nhật thông tin xăng dầu nhập kho vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho của chủ kho và gửi đến Chi cục Hải quan quản lý kho.
4. Xăng dầu, nguyên liệu từ nội địa đưa vào kho ngoại quan xăng dầu phải nộp thuế xuất khẩu như đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài.
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục hải quan đối với xăng dầu, nguyên liệu từ nội địa nhập kho ngoại quan xăng dầu. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 106/2016/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?