Xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu
Xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá nhập lậu do Bộ trưởng Bộ Công Thương - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Y tế, Chánh án Toà án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:
1. Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11a Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 76/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 (gọi tắt là Nghị định số 06/2009/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung), trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện dấu hiệu tội phạm, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phát hiện hoặc thụ lý vụ vi phạm phải chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự .
Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền xét thấy hành vi vi phạm không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm mà có dấu hiệu vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải ra quyết định trả lại hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phải gửi trả hồ sơ vụ vi phạm đó cùng với quyết định cho cơ quan hoặc người có thẩm quyền xử phạt.
2. Tổ chức, cá nhân vận chuyển, chở thuê, giao, nhận, mang, vác, tàng trữ, chứa chấp, cho thuê kho, cho thuê địa điểm để chứa rượu nhập lậu thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 06/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung).
3. Phương tiện dùng để vận chuyển rượu nhập lậu bị tịch thu, xử lý theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 06/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung.
4. Rượu nhập lậu bị tịch thu, xử lý theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch này.
Trên đây là nội dung quy định về việc xử lý vi phạm về kinh doanh rượu nhập lậu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 36/2012/TTLT-BCT-BCA-BTP-BYT-VKSNDTC-TANDTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?