Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo dựa được xây dựng trên quan điểm nào?
Theo quy định tại Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1269/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ thì:
Việc xây dựng Đề án dựa trên các quan điểm chỉ đạo sau đây:
a) Thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản nhằm giải quyết thực tiễn tất yếu đang tồn tại và sẽ diễn ra;
b) Góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam; hạn chế, ngăn chặn và kiểm soát có hiệu quả các rủi ro, lạm dụng liên quan; cụ thể hóa các chế định về quyền tài sản trong Bộ luật dân sự năm 2015 trong lĩnh vực tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo;
c) Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo để nhận diện, xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý liên quan theo nguyên tắc đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, minh bạch, ổn định và có thể dự báo trước của hệ thống pháp luật, phù hợp thông lệ quốc tế.
Trên đây là nội dung tư vấn về Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 1269/QĐ-TTg năm 2017.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?