Thủ tục đề nghị cách chức Thẩm phán sơ cấp được thực hiện theo trình tự như thế nào?
Thủ tục đề nghị cách chức Thẩm phán sơ cấp được thực hiện theo trình tự quy định tại Khoản 1 Điều 26 Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016 Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Thủ tục đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp được thực hiện theo trình tự như sau:
a) Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 22 của Quy định này, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ tập hợp các tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm của Thẩm phán, báo cáo tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến;
b) Căn cứ ý kiến của tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ yêu cầu Thẩm phán có kiểm Điểm, giải trình về hành vi vi phạm và tiến hành các thủ tục trình Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng kỷ luật theo quy định của pháp luật để xem xét hành vi vi phạm của Thẩm phán.
c) Căn cứ kết luận của Hội đồng kỷ luật, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ soạn thảo Tờ trình để:
- Chánh án Tòa án nhân cấp cao ký văn bản trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) về việc đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ký văn bản trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) về việc đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp công tác tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh/Tòa án nhân dân cấp huyện; đồng thời gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về việc cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh; gửi Thường trực cấp ủy cấp huyện cho ý kiến về việc cách chức Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
d) Vụ Tổ chức - Cán bộ thẩm định hồ sơ, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để đưa ra Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét để đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.
đ) Theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.
Hồ sơ trình Chủ tịch nước được chuyển đến Văn phòng Chủ tịch nước để trình Chủ tịch nước, gồm các tài liệu như sau:
-Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp;
- Biên bản phiên họp và Nghị quyết của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;
- Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp. Đối với Thẩm phán cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao là ý kiến bằng văn bản của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao;
- Hồ sơ cá nhân của người bị đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp (thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này).
Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục đề nghị cách chức Thẩm phán sơ cấp. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?