Thủ tục đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán sơ cấp được thực hiện như thế nào?
Thủ tục đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán sơ cấp được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016 Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Thủ tục đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp được thực hiện theo trình tự như sau:
a) Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Quy định này, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ nghiên cứu đơn xin miễn nhiệm của Thẩm phán (trừ trường hợp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 22 của Quy định này), tập hợp các tài liệu liên quan đến việc miễn nhiệm Thẩm phán, báo cáo tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến;
b) Căn cứ ý kiến của tập thể lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ soạn thảo Tờ trình để:
- Chánh án Tòa án nhân cấp cao ký văn bản trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) về việc đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ký văn bản trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) về việc đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp công tác tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh/Tòa án nhân dân cấp huyện; đồng thời gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về việc miễn nhiệm Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh; gửi Thường trực cấp ủy cấp huyện cho ý kiến về việc miễn nhiệm Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
c) Vụ Tổ chức - Cán bộ thẩm định hồ sơ, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để đưa ra Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.
d) Theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước miễn nhiệm Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.
Hồ sơ trình Chủ tịch nước được chuyển đến Văn phòng Chủ tịch nước để trình Chủ tịch nước, gồm các tài liệu như sau:
- Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp;
- Biên bản phiên họp và Nghị quyết của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;
- Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc miễn nhiệm Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp. Đối với Thẩm phán cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao là ý kiến bằng văn của Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao;
- Hồ sơ cá nhân của người đề nghị xem xét miễn nhiệm Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp (thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này).
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán sơ cấp. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?