Hội nghị lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán được quy định như thế nào?
Hội nghị lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán được quy định tại Điều 4 Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016 Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
1. Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Tòa án nhân dân tối cao thực hiện, được tổ chức tại 3 khu vực (Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh), bằng hình thức phiếu kín.
a) Thành phần Hội nghị:
- Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương, Bí thư Đảng ủy, Trưởng các đoàn thể của Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Thẩm phán cao cấp tại Tòa án quân sự trung ương.
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán cao cấp;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu.
b) Trình tự tiến hành Hội nghị:
- Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao quán triệt Mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, Điều kiện, số lượng và cơ cấu nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thông báo danh sách nhân sự do tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết Điểm, mặt mạnh, mặt yếu của từng người trong danh sách.
- Tổ bỏ phiếu phát phiếu (xếp thứ tự ABC theo tên) kèm thông tin về người được giới thiệu để đại biểu dự hội nghị nghiên cứu;
- Hướng dẫn ghi phiếu.
- Ghi phiếu lấy ý kiến (phiếu không phải ký tên).
- Kiểm tra tổng số phiếu phát ra, thu vào và tiến hành niêm phong phiếu tại cuộc họp theo quy định.
c) Kiểm phiếu và tổng hợp kết quả:
- Kiểm phiếu: Vụ Tổ chức - Cán bộ tổng hợp các phiếu (đã được niêm phong) thu tại Hội nghị cán bộ chủ chốt của Tòa án nhân dân, báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao xem xét, cho ý kiến và quyết định thành lập Tổ kiểm phiếu (gồm: Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ là Tổ trưởng; đại diện Ban Chấp hành Công đoàn Tòa án nhân dân tối cao; một số cán bộ thuộc Vụ Tổ chức - Cán bộ). Tổ kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu dưới sự chủ trì, giám sát của đại diện Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và đại diện: Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Nội chính Trung ương.
- Tổng hợp kết quả: Tổ kiểm phiếu tổng hợp kết quả kiểm phiếu (kèm theo Biên bản kiểm phiếu), báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận, thống nhất danh sách nhân sự để thực hiện quy trình tiếp theo.
2. Hội nghị lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp do Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh/đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao thực hiện, bằng hình thức phiếu kín.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh/Thủ trưởng đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh/đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao để lấy ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp. Riêng các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao chỉ lấy ý kiến bổ nhiệm lần đầu.
a) Thành phần Hội nghị:
- Đối với Tòa án nhân dân cấp cao là Hội nghị cán bộ chủ chốt, gồm: lãnh đạo, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thẩm phán cao cấp, Trưởng các tổ chức, đoàn thể, Thẩm tra viên cao cấp và tương đương.
- Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Hội nghị cán bộ chủ chốt, gồm: lãnh đạo, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Trưởng các tổ chức, đoàn thể của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh.
- Đối với các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao là Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức của đơn vị.
b) Trình tự tiến hành Hội nghị:
- Lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh/đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao quán triệt các chủ trương, quan Điểm chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao; các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, Điều kiện bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp; thông báo danh sách đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại từng người trong danh sách
- Tổ bỏ phiếu phát phiếu (xếp thứ tự ABC theo tên) kèm thông tin về người được giới thiệu để đại biểu dự hội nghị nghiên cứu;
- Hướng dẫn việc ghi phiếu.
- Ghi phiếu lấy ý kiến (phiếu không phải ký tên).
- Kiểm phiếu và công bố kết quả: Tổ bỏ phiếu tiến hành kiểm phiếu, lập Biên bản lấy phiếu giới thiệu Thẩm phán theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Quy định này và công bố kết quả theo quy định.
3. Hội nghị cán bộ, công chức lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh/Thủ trưởng đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao thực hiện, bằng hình thức phiếu kín. Riêng Tòa án nhân dân cấp cao, đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao chỉ lấy ý kiến bổ nhiệm lần đầu.
a) Thành phần Hội nghị:
- Đối với Tòa án nhân dân cấp cao là Hội nghị cán bộ chủ chốt, gồm: lãnh đạo, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thẩm phán cao cấp, Trưởng các tổ chức, đoàn thể, Thẩm tra viên cao cấp và tương đương.
- Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Hội nghị cán bộ chủ chốt, gồm: lãnh đạo, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Trưởng các tổ chức, đoàn thể của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh.
- Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện: Do đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp huyện tổ chức Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức để lấy ý kiến về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán.
- Đối với các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao là Hội nghị toàn thể cán bộ, công chức của đơn vị.
b) Trình tự tiến hành Hội nghị:
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh/Thủ trưởng đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao quán triệt các tiêu chuẩn, Điều kiện về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp theo quy định; thông báo danh sách đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết Điểm, mặt mạnh, mặt yếu của từng người trong danh sách.
- Tổ bỏ phiếu phát phiếu (xếp thứ tự ABC theo tên) kèm thông tin về người được giới thiệu để đại biểu dự hội nghị nghiên cứu;
- Hướng dẫn việc ghi phiếu;
- Ghi phiếu lấy ý kiến (phiếu không phải ký tên).
c) Kiểm phiếu và công bố kết quả: Tổ bỏ phiếu tiến hành kiểm phiếu, lập Biên bản lấy phiếu giới thiệu Thẩm phán theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Quy định này và công bố kết quả theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn về Hội nghị lấy ý kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán. Để có thể hiểu chi tiết hơn về quy định này bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016.
Trân trọng thông tin đến bạn!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?