Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị đề án như thế nào?
Việc chuẩn bị đề án của Ngân hàng Nhà nước được quy định tại Điều 11 Quy chế làm việc của Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014 như sau:
- Căn cứ Chương trình công tác năm, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì đề án phải lập kế hoạch chi tiết về việc xây dựng đề án. Sau khi được Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách đồng ý, đơn vị chủ trì phải thông báo kế hoạch đó đến Văn phòng để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện. Đơn vị chủ trì phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện đúng kế hoạch đã được phê duyệt.
- Đối với việc chuẩn bị các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngoài việc tuân theo các quy định tại Quy chế này còn phải thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản có liên quan.
- Ngoài các quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 10 của Quy chế này, trường hợp cần thiết phải có bổ sung, điều chỉnh khác liên quan đến đề án, đơn vị chủ trì phải xin ý kiến Thống đốc hoặc Phó Thống đốc phụ trách và thông báo bằng văn bản cho Văn phòng và Vụ Pháp chế để xử lý.
Trên đây là nội dung quy định về việc chuẩn bị đề án của Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 2805/QĐ-NHNN năm 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?