Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí quá cảnh
Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí quá cảnh được quy định tại Điều 22 Thông tư 69/2016/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất, nhập khẩu; hàng hóa xuất, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí do Bộ Tài chính ban hành như sau:
Thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Điều 50 Điều 51 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Theo đó, Điều 43 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh:
a) Tờ khai vận chuyển theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
Đối với hàng hóa quá cảnh không qua lãnh thổ đất liền, người khai hải quan không phải khai tờ khai vận chuyển mà thực hiện khai trên bản kê hàng hóa quá cảnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính.
Đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh theo các Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới có quy định sử dụng chứng từ quá cảnh thì người khai hải quan không phải khai tờ khai vận chuyển mà thực hiện khai trên chứng từ quá cảnh: 01 bản chính;
b) Chứng từ vận tải: 01 bản chụp;
c) Giấy phép theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
3. Trách nhiệm của người khai hải quan:
a) Vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, cửa khẩu, thời hạn quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 65 Luật Hải quan;
b) Đảm bảo niêm phong hải quan, đảm bảo nguyên trạng hàng hóa đối với trường hợp không thể niêm phong từ cửa khẩu nơi hàng hóa nhập cảnh đến cửa khẩu nơi hàng hóa xuất cảnh.
4. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:
a) Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Thực hiện niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa quá cảnh;
c) Bố trí công chức hải quan giám sát trực tiếp hàng hóa quá cảnh đối với trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều này.
5. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:
a) Kiểm tra các thông tin về tờ khai vận chuyển trên hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan;
b) Kiểm tra chứng từ quá cảnh đã có xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập đối với trường hợp quá cảnh theo quy định tại các Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới;
c) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc nguyên trạng hàng hóa để làm thủ tục xuất cảnh.
6. Giám sát hải quan đối với hàng quá cảnh
a) Hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong hải quan, trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thì giao người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa;
b) Hàng hóa quá cảnh thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng - xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;
c) Hàng hóa quá cảnh là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao phải được giám sát bằng phương tiện kỹ thuật hoặc được giám sát trực tiếp bằng công chức hải quan;
d) Trong thời gian quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, nếu người khai hải quan thực hiện trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác thì phải thông báo và được sự đồng ý của cơ quan hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu trước khi thực hiện.
7. Trong trường hợp bất khả kháng mà không bảo đảm được nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, thời gian thì người khai hải quan, sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra phải thông báo ngay với cơ quan hải quan để xử lý; trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận và xử lý theo quy định của pháp luật.
Và Điều 50 Điều 51 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được quy định như sau:
Điều 50. Quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan
1. Trường hợp áp dụng:
a) Hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ đất liền Việt Nam;
b) Hàng hóa chuyển cửa khẩu bao gồm:
b.1) Hàng hoá xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
b.2) Hàng hoá nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu phi thuế quan;
b.3) Hàng hóa xuất khẩu vận chuyển từ cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất;
b.4) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc kho hàng không kéo dài hoặc địa điểm thu gom hàng lẻ hoặc đến cửa khẩu khác;
b.5) Hàng hóa nhập khẩu vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan;
b.6) Hàng hóa vận chuyển từ khu phi thuế quan đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan; địa điểm thu gom hàng lẻ; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu hoặc đến các khu phi thuế quan khác;
b.7) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác.
2. Người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan, trừ trường hợp do đặc điểm hàng hóa không thể niêm phong theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi hàng hóa khởi hành đến địa điểm đến; vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan.
Trường hợp bất khả kháng không thể đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan hoặc không vận chuyển hàng hóa theo đúng tuyến đường, lộ trình, thời gian thì sau khi áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế và ngăn ngừa tổn thất xảy ra thì người khai hải quan phải thông báo ngay cho cơ quan hải quan nơi gần nhất để xử lý và thông báo cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến khi hàng hóa được vận chuyển đến điểm đích đã đăng ký; Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp thông báo với cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển để xác nhận.
Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển độc lập:
a) Thủ tục hải quan vận chuyển độc lập được áp dụng đối với hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ đất liền Việt Nam và hàng hóa quy định tại điểm b.3, b.4 khoản 1 Điều 50 Thông tư này và được thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi;
b) Hồ sơ hải quan:
b.1) Tờ khai vận chuyển độc lập theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mục 6 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;
b.2) Vận tải đơn, trừ trường hợp hàng hóa vận chuyển qua biên giới đường bộ không có vận tải đơn: 01 bản chụp;
b.3) Giấy phép quá cảnh đối với trường hợp hàng quá cảnh phải có giấy phép: 01 bản chính.
Đối với chứng từ quy định tại điểm b.3 khoản này, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép quá cảnh dưới dạng điện tử thông qua Hệ thống thông tin tích hợp, người khai hải quan không phải nộp bản chính giấy phép khi làm thủ tục hải quan.
Trường hợp hàng hóa vận chuyển từ kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ, cảng xuất khẩu, nhập khẩu được thành lập ở nội địa đến cửa khẩu xuất để xuất đi nước ngoài thì không phải nộp các chứng từ quy định tại điểm b.2, b.3 khoản này.
c) Trình tự thực hiện:
c.1) Trách nhiệm của người khai hải quan
Khai thông tin tờ khai vận chuyển hàng hóa theo các chỉ tiêu thông tin tại mục 6 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; tiếp nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống và thực hiện:
c.1.1) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 1 và được Hệ thống phê duyệt vận chuyển, người khai hải quan in Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
c.1.2) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 2, người khai hải quan xuất trình hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để kiểm tra; căn cứ vào thông báo của cơ quan hải quan, khai bổ sung số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
c.1.3) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để cơ quan hải quan kiểm tra thực tế theo yêu cầu của cơ quan hải quan trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c.1.4) Khai bổ sung tờ khai vận chuyển theo thông báo của cơ quan hải quan.
c.2) Trách nhiệm của tổ chức kinh doanh dịch vụ kho, bãi
Trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ kho bãi có kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan thì tổ chức kinh doanh dịch vụ kho, bãi chịu trách nhiệm cập nhật vào Hệ thống thông tin khởi hành đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc xác nhận hàng đến đối với hàng hóa nhập khẩu;
c.3) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
c.3.1) Kiểm tra hồ sơ trong trường hợp Hệ thống yêu cầu kiểm tra hồ sơ và hướng dẫn người khai hải quan khai bổ sung thông tin về số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan và các thông tin khác trên tờ khai vận chuyển hàng hóa (nếu có).
Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này. Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này và được gửi cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để theo dõi và làm tiếp thủ tục theo quy định;
c.3.2) Phê duyệt tờ khai vận chuyển hàng hóa trên Hệ thống;
c.3.3) Căn cứ thông tin khai bổ sung của người khai hải quan về số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan, cơ quan hải quan thực hiện niêm phong hàng hóa;
c.3.4) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào Hệ thống trong trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ kho, bãi không kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan;
c.3.5) Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
c.3.6) Tổ chức truy tìm lô hàng trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng chưa nhận được phản hồi của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến.
c.4) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến:
c.4.1) Kiểm tra, đối chiếu tình trạng niêm phong hải quan (nếu có);
c.4.2) Cập nhật thông tin hàng đến vào Hệ thống trong trường hợp tổ chức kinh doanh dịch vụ kho bãi không kết nối trao đổi dữ liệu hải quan điện tử với cơ quan hải quan;
c.4.3) Trường hợp hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này. Kết quả kiểm tra thực tế được ghi trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra theo mẫu 06/PGKQKT/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
d) Khai bổ sung, hủy khai vận chuyển độc lập:
d.1) Việc khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển hàng hóa được thực hiện trước thời điểm cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến đích vào Hệ thống;
d.2) Người khai hải quan được khai bổ sung và hủy các thông tin vận chuyển do người khai hải quan tự phát hiện hoặc theo thông báo hướng dẫn khai báo vận chuyển của cơ quan hải quan gửi đến qua Hệ thống;
d.3) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi quyết định việc khai bổ sung, hủy tờ khai vận chuyển.
2. Thủ tục hải quan hàng hóa vận chuyển kết hợp:
a) Thủ tục hải quan vận chuyển kết hợp được áp dụng đối với hàng hóa quy định tại điểm b.1, b.2, b.5, b.6 khoản 1 Điều 50 Thông tư này;
b) Địa điểm, hồ sơ và thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển kết hợp thực hiện đồng thời với việc làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình tương ứng; các thông tin vận chuyển kết hợp được kê khai theo các chỉ tiêu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này; Trường hợp Hệ thống không hỗ trợ khai báo thông tin vận chuyển kết hợp, người khai hải quan đề nghị hàng hóa được vận chuyển chịu sự giám sát hải quan tại tiêu chí “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa (ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm nơi hàng hóa được vận chuyển đi và địa điểm nơi hàng hóa được vận chuyển đến); Người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện việc niêm phong đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52 Thông tư này để bàn giao cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục;
c) Đối với hàng hóa xuất khẩu
c.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu đã kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thuộc diện niêm phong hải quan
c.1.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi:
c.1.1.1) Niêm phong hàng hóa; cập nhật thông tin bàn giao hàng hóa vận chuyển đi chịu sự giám sát trên Hệ thống.
Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa, cập nhật trên Hệ thống hoặc gửi kèm biên bản bàn giao;
c.1.1.2) Bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan để vận chuyển ra cửa khẩu xuất;
c.1.1.3) Theo dõi về thông tin lô hàng vận chuyển chịu sự giám sát hải quan;
c.1.1.4) Quá thời hạn vận chuyển hàng hóa mà hàng hóa chưa đến cửa khẩu xuất, có trách nhiệm chủ trì tổ chức truy tìm hàng hóa.
c.1.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng hoá vận chuyển đến:
c.1.2.1) Tiếp nhận hàng hóa do người khai hải quan xuất trình;
c.1.2.2) Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống;
c.1.2.3) Cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đến trên Hệ thống;
c.1.2.4) Phối hợp với Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi thực hiện truy tìm hàng hóa trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển mà chưa đến địa điểm đến.
c.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan:
Người khai hải quan chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
d) Đối với hàng hóa nhập khẩu:
d.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu được đưa về kiểm tra tại địa điểm kiểm tra ngoài cửa khẩu, hàng hóa thuộc diện phải niêm phong hải quan:
d.1.1) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai :
d.1.1.1) Cập nhật thông tin trên hệ thống để đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa niêm phong, bàn giao cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra;
d.1.1.2) Tiếp nhận hàng hóa do người khai hải quan vận chuyển đến, kiểm tra tình trạng niêm phong hàng hóa và đối chiếu với thông tin hàng hóa vận chuyển đi trên Hệ thống;
d.1.1.3) Cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống;
d.1.1.4) Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển, phối hợp với Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để truy tìm trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm kiểm tra.
d.1.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa
d.1.2.1) Căn cứ đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, thực hiện niêm phong, cập nhật thông tin hàng hóa vận chuyển đi vào hệ thống; bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan vận chuyển về địa điểm kiểm tra;
d.1.2.2) Theo dõi thông tin hàng hóa vận chuyển đi, chủ trì truy tìm trong trường hợp quá thời hạn vận chuyển nhưng hàng hóa chưa đến địa điểm kiểm tra.
d.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện phải niêm phong hải quan:
Người khai hải quan thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và đưa hàng qua khu vực giám sát tại cửa khẩu sau khi được cơ quan hải quan cho phép.
e) Việc khai bổ sung, hủy khai vận chuyển kết hợp được thực hiện như đối với tờ khai hàng hóa xuất khẩu, tờ khai hàng hóa nhập khẩu quy định tại Thông tư này.
3. Đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, điểm c.1, d.1 khoản 2 Điều này, trường hợp giữa Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi và Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đến chưa thực hiện việc trao đổi thông tin hàng hóa vận chuyển qua hệ thống hoặc trường hợp Hệ thống gặp sự cố theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, không thể thực hiện được việc khai vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan qua Hệ thống thì Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi sử dụng Biên bản bàn giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này để bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục theo quy định. Sau khi nhận được Biên bản bàn giao và hàng hóa, Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến xác nhận, hồi báo cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để biết và lưu kèm hồ sơ hải quan.
4. Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc khai hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan đối với trường hợp quy định tại điểm b.7 khoản 1 Điều 50 Thông tư này.
Điều 52. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan hoặc người vận chuyển:
a.1) Đối với hàng hóa xuất khẩu miễn kiểm tra thực tế đã thông quan, giải phóng hàng, hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập, sau khi tập kết hàng hóa trong khu vực giám sát hải quan, người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container) hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa khác) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi (đối với khu vực cảng biển, cảng hàng không, kho hàng không kéo dài) hoặc cơ quan hải quan tại cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế;
Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi hàng hóa đã vào khu vực giám sát, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống.
Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan xuất trình tờ khai hải quan giấy được Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan, giải phóng hàng.
a.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra thực tế đã thông quan, giải phóng hàng tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, người khai hải quan chịu trách nhiệm bảo quản nguyên trạng hàng hóa, niêm phong hải quan trong quá trình vận chuyển để xuất trình cho hải quan cửa khẩu xuất. Sau khi cơ quan hải quan kiểm tra xác nhận, người khai hải quan thực hiện công việc theo quy định tại điểm a.1 khoản này;
a.3) Đối với hàng hóa xuất khẩu do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa thì sau khi hàng hóa được thông quan, giải phóng hàng, người khai hải quan thực hiện theo điểm a.1 khoản này;
a.4) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa có Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi thì người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa cho cơ quan hải quan;
a.5) Trường hợp tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan, giải phóng hàng, hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất, nhưng người vận chuyển chỉ xếp được một phần lô hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh, phần còn lại sẽ được thực xuất lên phương tiện vận tải khác thì người vận chuyển có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để tiếp tục giám sát số hàng còn lại đến khi thực xuất hết.
b) Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi tại khu vực cửa khẩu cảng biển, cảng hàng không quốc tế, kho hàng không kéo dài:
b.1) Trên cơ sở danh sách thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi chịu trách nhiệm kiểm tra danh sách container, danh sách hàng hóa, đối chiếu với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống để quyết định việc xếp hàng lên phương tiện vận tải đối với hàng hóa đã được thông quan;
b.2) Sau khi hàng hóa đưa vào khu vực kho, bãi, cảng để xếp lên phương tiện vận tải, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi xác nhận hàng qua khu vực giám sát hoặc cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống của cơ quan hải quan;
b.3) Khi Hệ thống gặp sự cố, phải thông báo ngay cho cơ quan hải quan để phối hợp xử lý đảm bảo không gây ách tắc cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa, xuất cảnh của phương tiện vận tải.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.1) Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
c.2) Đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế và trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản này: Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất có trách nhiệm kiểm tra thông tin do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp nêu tại điểm a.1 khoản này và thông tin trên Hệ thống để giám sát hàng hóa xuất khẩu; xác nhận hàng qua khu vực giám sát hoặc cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống.
Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế việc xác nhận hàng qua khu vực giám sát hoặc cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống được thực hiện sau khi hàng hóa đã được vận chuyển qua khu vực cửa khẩu xuất sang nước nhập khẩu;
Đối với trường hợp quy định tại điểm a.4 khoản này xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, kho hàng không kéo dài, sau khi xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, công chức hải quan xác nhận trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, ký tên, đóng dấu công chức trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất khẩu;
c.3) Đối với trường hợp nêu tại điểm a.5 khoản này và hàng hóa được xuất khẩu qua cửa khẩu khác cửa khẩu lưu giữ hàng hóa thì các Chi cục Hải quan có liên quan có trách nhiệm phối hợp giám sát hàng hóa đến khi thực xuất khẩu theo quy định, không yêu cầu khai bổ sung;
c.4) Đối với hàng hóa là dầu thô xuất khẩu tại các địa điểm khai thác ngoài khơi hoặc tại các vùng chồng lấn và hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 93 Thông tư này, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện xác nhận hàng qua khu vực giám sát sau khi tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu được thông quan (không thực hiện việc giám sát trực tiếp).
Riêng xăng dầu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh, Chi cục Hải quan nơi tàu bay xuất cảnh thực hiện việc giám sát từng lần giao hàng.
2. Đối với hàng hoá nhập khẩu
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Đối với hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa hàng về bảo quản hoặc đưa hàng về địa điểm kiểm tra hoặc hoặc hàng hóa đã được phê duyệt vận chuyển độc lập hoặc hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai: Cung cấp thông tin số tờ khai hải quan, danh sách container theo mẫu số 29/DSCT/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container) hoặc danh sách hàng hóa theo mẫu số 30/DSHH/GSQL Phụ lục V (đối với hàng hóa khác) hoặc Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi tại khu vực cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không quốc tế, kho hàng không kéo dài hoặc cho cơ quan hải quan tại khu vực cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, ga đường sắt liên vận quốc tế.
Người khai hải quan thực hiện in danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ: http://www.customs.gov.vn) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải quan khi người khai hải quan nhận hàng hóa tại cửa khẩu nhập, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống;
a.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực cảng, cửa khẩu thuộc diện phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều này:
a.2.1) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan thực hiện niêm phong;
a.2.2) Bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
a.2.3) Bảo quản nguyên trạng hàng hóa và niêm phong hải quan theo quy định hiện hành.
a.3) Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng chưa có Hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định để quản lý, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi thì người khai hải quan cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container, danh sách hàng hóa cho cơ quan hải quan.
b) Trách nhiệm doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi:
b.1) Kiểm tra thông tin trạng thái tờ khai hải quan trên Hệ thống trên cơ sở thông tin do người khai hải quan cung cấp quy định tại điểm a.1 khoản này. Chỉ cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát khi:
b.1.1) Hàng hóa đã được cơ quan hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc đưa về bảo quản hoặc đưa về địa điểm kiểm tra hàng hóa hoặc cơ quan hải quan cho phép đưa hàng qua khu vực giám sát đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế, không chịu thuế, có số tiền thuế phải nộp bằng không hoặc được ân hạn thuế 275 ngày do Chi cục Hải quan cửa khẩu kiểm tra thực tế (kiểm hóa hộ) theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai;
b.1.2) Số lượng container, số hiệu container hoặc lượng hàng rời, hàng lỏng đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan phù hợp với thông tin trên tờ khai hải quan.
b.2) Trường hợp hàng hóa không thuộc điểm b.1 khoản này thì thông báo ngay cho Chi cục Hải quan nơi quản lý cảng, kho, bãi hoặc Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để xử lý;
b.3) Xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan trên Hệ thống;
b.4) Phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát hàng hóa tại cổng cảng và nơi hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát.
c) Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
c.1) Thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;
c.2) Đối với hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát tại cửa khẩu đường bộ, đường sông, đường thủy nội địa, đường sắt liên vận quốc tế và trường hợp quy định tại điểm a.3 khoản này: Chi cục Hải quan cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra thông tin do người khai hải quan hoặc người vận chuyển cung cấp nêu tại điểm a.1 khoản này và thông tin trên Hệ thống để giám sát hàng hóa nhập khẩu đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan; xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên Hệ thống.
Đối với trường hợp quy định tại điểm a.3 khoản này, nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, kho hàng không kéo dài, sau khi xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, công chức hải quan xác nhận trên danh sách container hoặc danh sách hàng hóa và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát. Trường hợp sử dụng tờ khai vận chuyển độc lập, trên cơ sở thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển do người khai hải quan cung cấp, công chức hải quan xác nhận hàng qua khu vực giám sát trên hệ thống, ký tên, đóng dấu công chức trên trang đầu của thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và giao người khai hải quan chuyển cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng để cho phép hàng hóa qua khu vực giám sát;
c.3) Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan theo quy định tại khoản 3 Điều này:
c.3.1) Kiểm tra tình trạng bên ngoài của hàng hóa, đối chiếu số hiệu container, niêm phong của người vận chuyển với thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống để thực hiện niêm phong hải quan;
c.3.2) Lập biên bản bàn giao gửi Chi cục Hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đến để làm tiếp thủ tục hải quan theo quy định;
c.3.3) Trường hợp nếu là hàng rời, hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng không thể niêm phong được, công chức hải quan ghi rõ tên hàng, số lượng, chủng loại, ký mã hiệu, xuất xứ (nếu có) trên biên bản bàn giao hoặc chụp ảnh nguyên trạng hàng hóa gửi kèm biên bản bàn giao.
d) Trường hợp hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan không đăng ký tờ khai hải quan:
d.1) Hàng hóa có quyết định sai áp của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan Công an, Tòa án …), hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa an ninh, quốc phòng: Chi cục Hải quan cửa khẩu căn cứ chứng từ có liên quan do cơ quan có thẩm quyền ban hành để giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan;
d.2) Hàng hóa trung chuyển: công chức hải quan giám sát căn cứ Thông báo hàng hóa trung chuyển theo mẫu số 21/BKTrC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này để giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan;
d.3) Hàng hóa nhập khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan phải tái xuất như hàng gửi nhầm lẫn, hàng thất lạc, hàng nhập khẩu nhưng chủ hàng có văn bản không nhận hàng, đề nghị được tái xuất:
d.3.1) Trách nhiệm của người vận tải hoặc chủ hàng: Có văn bản gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa, nêu lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc lý do không nhận hàng, đề nghị được tái xuất. Trong văn bản nêu rõ số vận tải đơn, dự kiến thời gian xuất, cửa khẩu xuất, phương tiện vận tải xuất…
d.3.2) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa:
Trên cơ sở văn bản đề nghị của người vận tải/chủ hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:
d.3.2.1) Tiếp nhận hồ sơ lô hàng;
d.3.2.2) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng.
Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với nội dung trên vận tải đơn và không có thông tin khác thì xem xét chấp thuận đề nghị tái xuất lô hàng. Nếu kết quả kiểm tra không đúng với nội dung trên vận tải đơn, hoặc có thông tin khẳng định lô hàng có vi phạm thì xử lý theo quy định.
3. Niêm phong hải quan:
a) Các trường hợp phải niêm phong:
a.1) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại điểm b.1 khoản này;
a.2) Hàng hoá xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
a.3) Hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa để kiểm tra thực tế hàng hóa;
a.4) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc kho hàng không kéo dài, trừ trường hợp quy định tại điểm b.2 khoản này;
a.5) Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại;
a.6) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất: thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 83 Thông tư này.
Đối với các trường hợp phải niêm phong hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa để thực hiện việc niêm phong trước khi đưa hàng qua khu vực giám sát.
b) Các trường hợp không phải niêm phong:
b.1) Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không thay đổi phương tiện vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất;
b.2) Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn nhưng được chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích hoặc không thay đổi phương tiện vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích;
b.3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu;
b.4) Hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không thể niêm phong hải quan.
4. Tạm dừng đưa hàng qua khu vực giám sát
a) Trong quá trình thực hiện hoạt động giám sát hải quan, tuần tra tại địa bàn hoạt động hải quan, nếu phát hiện hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hoặc nơi lưu giữ hàng hóa ban hành Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan theo mẫu số 11/QĐTDGS/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này, đồng thời bố trí lượng lực kiểm tra, giám sát, kiểm soát nếu hàng hóa thuộc địa bàn do đơn vị quản lý và thông báo cho các đơn vị liên quan để phối hợp thực hiện;
b) Thực hiện kiểm tra trên cơ sở các thông tin thu thập được ghi trên Quyết định tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan dưới sự chứng kiến của các đơn vị liên quan;
c) Kết thúc quá trình kiểm tra phải lập biên bản ghi nhận, nếu phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật hải quan thì xử lý theo quy định của pháp luật. Kết quả xử lý phải được thông báo cho các đơn vị liên quan.
5. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển:
a) Trường hợp hàng hóa đã vào khu vực giám sát:
Trên cơ sở thông báo của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa lập biên bản bàn giao để chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất để giám sát hàng hóa xuất khẩu;
b) Trường hợp hàng hóa chưa vào khu vực giám sát:
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Việc khai bổ sung hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thay đổi cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất, phương tiện vận chuyển thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này.
6. Trường hợp hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, nhưng người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai theo quy định tại Điều 22 Thông tư này để đưa trở lại nội địa:
Trên cơ sở công văn đề nghị đưa hàng hóa ra khỏi khu vực giám sát hải quan của người khai hải quan và thông tin hủy tờ khai hàng hóa xuất khẩu trên Hệ thống hoặc văn bản xác nhận việc hủy tờ khai hải quan để đưa trở lại nội địa của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai đối với trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chờ xuất khẩu giám sát hàng hóa đưa ra khỏi địa điểm lưu giữ.
7. Trường hợp hàng hóa đã đưa vào khu vực giám sát hải quan, nhưng người khai hải quan đề nghị đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế hoặc dừng việc xuất khẩu và không hủy tờ khai hải quan:
a) Trách nhiệm của người khai hải quan:
a.1) Có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan (trong đó nêu rõ số tờ khai, số hiệu container, địa điểm lưu giữ hàng hóa, tờ khai đã được làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế hay chưa và lý do đề nghị đưa trở lại nội địa, thời gian dự kiến xuất khẩu);
a.2) Nộp lại số tiền thuế đã hoàn cho cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế nội địa trong trường hợp đã thực hiện việc hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu sản xuất từ trong nước.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai:
b.1) Thông báo cho Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa về việc đưa hàng về nội địa để tái chế, sửa chữa hoặc dừng xuất khẩu. Trường hợp đưa trở lại nội địa để sửa chữa, tái chế, thời hạn sửa chữa, tái chế không quá 30 ngày kể từ ngày đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan;
b.2) Tiếp nhận hàng hóa, mở niêm phong để người khai hải quan thực hiện việc sửa chữa, tái chế và cập nhật thông tin vào hệ thống.
Sau khi kết thúc việc sửa chữa, tái chế theo thông báo của người khai hải quan, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai để kiểm tra thực tế, niêm phong hải quan, cập nhật thông tin hàng đi trên hệ thống và bàn giao cho người khai hải quan vận chuyển đến cửa khẩu xuất để thực xuất khẩu;
b.3) Trường hợp dừng xuất khẩu: Thực hiện việc hủy tờ khai theo quy định tại Điều 22 Thông tư này;
b.3) Thông báo và đề nghị Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa giám sát hàng hóa đưa ra khu vực giám sát.
c) Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa giám sát hàng hóa đưa ra khỏi khu vực giám sát, niêm phong và bàn giao hàng hóa cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan;
d) Trường hợp giữa Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan và Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa chưa thực hiện việc trao đổi thông tin hàng hóa qua hệ thống thì sử dụng Biên bản bàn giao theo mẫu 10/BBBG/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này để bàn giao hàng hóa. Sau khi nhận được Biên bản bàn giao và hàng hóa, Chi cục Hải quan xác nhận, hồi báo và lưu kèm hồ sơ hải quan.
8. Trường hợp hàng hóa đưa ra khu vực giám sát hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện số hiệu container không phù hợp với nội dung khai hải quan thì yêu cầu người khai hải quan xuất trình chứng từ giao hàng do người vận chuyển cung cấp kiểm tra đối chiếu các thông tin về tên người nhận hàng, số vận tải đơn, tên phương tiện vận chuyển, số hiệu container, số lượng kiện hàng trên chứng từ giao hàng với nội dung khai hải quan trên Hệ thống, nếu phù hợp thì công chức hải quan cập nhật lại số hiệu container vào Hệ thống và cho hàng hóa được vận chuyển qua khu vực giám sát; nếu thông tin không phù hợp hoặc lô hàng dấu hiệu vi phạm pháp luật thì báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa để phối hợp với Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan kiểm tra, xử lý theo quy định.
Trên đây là nội dung quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí quá cảnh. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 69/2016/TT-BTC.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?