Thủ tục thả tàu bay đang bị bắt giữ
Trình tự, thủ tục thả tàu bay đang bị bắt giữ được quy định tại Điều 8 Nghị định 02/2012/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay; xử lý tàu bay bị bỏ. Cụ thể là:
1. Ngay sau khi nhận được Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Quyết định hủy Quyết định bắt giữ tàu bay của Tòa án hoặc trong trường hợp hết thời hạn bắt giữ tàu bay theo quy định, Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm:
a) Ra ngay Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay.
Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay kèm theo bản chụp Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ hoặc bản chụp Quyết định hủy Quyết định bắt giữ tàu bay phải được gửi ngay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, người khai thác cảng hàng không sân bay, người khai thác tàu bay và người chỉ huy tàu bay qua mạng viễn thông hàng không (ATN).
Mẫu Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay và Biên bản giao nhận Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay quy định tại Phụ lục III và Phụ lục IV của Nghị định này.
b) Chủ trì phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay và hãng hàng không, người khai thác tàu bay và các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng hàng không, sân bay triển khai các công việc cần thiết để cho phép tàu bay cất cánh và giải quyết các công việc có liên quan đến thủ tục xuất nhập cảnh đối với hành khách, thủ tục hải quan đối với hàng hóa theo chuyến bay.
2. Cảng vụ hàng không có trách nhiệm gửi ngay Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay cho Tòa án đã ra Quyết định thả tàu bay đang bị bắt giữ, Quyết định hủy Quyết định bắt giữ tàu bay.
3. Tàu bay có Quyết định được thả chỉ được tiếp tục đưa vào khai thác sau khi người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay đã thanh toán hoặc thỏa thuận thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến việc bắt giữ tàu bay tại cảng hàng không, sân bay.
4. Sau 30 ngày, kể từ ngày ra Quyết định hủy Quyết định thực hiện việc bắt giữ tàu bay mà không có sự liên lạc của người có quyền và nghĩa vụ đối với tàu bay bị bắt giữ, Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không có trách nhiệm báo cáo Cục Hàng không Việt Nam. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng Đại diện Cảng vụ hàng không, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thông báo tới Nhà chức trách hàng không của quốc gia nơi tàu bay đăng ký quốc tịch, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao đồng thời thông báo 03 lần liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng trung ương và địa phương nơi tàu bay bị bắt giữ về yêu cầu nhận lại tàu bay.
Trên đây là nội dung tư vấn về trình tự, thủ tục thả tàu bay đang bị bắt giữ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 02/2012/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?