Điều kiện để thương nhân được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể và ngược lại

Thương nhân phải đáp ứng những quy định gì để được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể và ngược lại? Chào quý anh, chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên Hoàng An, tôi đang làm việc tại tập đoàn dầu khí Việt Nam. Vì tính chất công việc, tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, cụ thể để được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể và ngược lại thì thương nhân có phải đáp ứng các điều kiện đặc thù, riêng biệt gì không? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý anh chị! Tôi xin chân thành cám ơn! (hoang.an***@gmail.com)

Điều kiện để thương nhân được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể và ngược lại được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 69/2016/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế hoặc gia công xuất khẩu xăng dầu, khí; dầu thô xuất, nhập khẩu; hàng hóa xuất, nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí do Bộ Tài chính ban hành như sau:

Thương nhân chỉ được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể và ngược lại nếu đáp ứng các quy định:

a) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí nhập khẩu, tạm nhập; nguyên liệu nhập khẩu:

a.1) Có tờ khai hải quan được đăng ký theo quy định;

a.2) Có giấy đăng ký giám định khối lượng có xác nhận của Thương nhân giám định hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định;

a.3) Có Biên bản lấy mẫu hoặc chứng từ lấy mẫu có xác nhận của Thương nhân với cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng (đối với trường hợp thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng);

a.4) Có giám sát của cơ quan hải quan:

Căn cứ nội dung khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan (ký hiệu bồn, bể; ngày, giờ dự kiến bơm), tình hình thực tế tại đơn vị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp. Thương nhân chịu trách nhiệm bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể:

a.4.1) Hàng hóa được bơm vào bồn, bể đang chứa xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu hoặc các kho chứa được thiết kế nhiều đường ống dẫn liên hoàn thì phải đảm bảo cùng chủng loại với hàng hóa đã có sẵn trong bồn, bể chứa;

a.4.2) Thương nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu theo khai báo; giữ nguyên trạng hàng hóa chứa trong bồn, bể cho đến khi có kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với trường hợp hàng hóa thuộc Danh Mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra nhà nước về chất lượng và lô hàng được thông quan theo quy định.

b) Đối với xăng dầu, hóa chất, khí xuất khẩu, tái xuất:

b.1) Có tờ khai hải quan được đăng ký theo quy định;

b.2) Có giám sát của cơ quan hải quan:

Căn cứ nội dung khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan (thông báo vị trí dự kiến, ký hiệu bồn, bể; ngày, giờ dự kiến bơm), tình hình thực tế tại đơn vị, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, tái xuất quyết định biện pháp, hình thức giám sát phù hợp. Thương nhân chịu trách nhiệm bơm xăng dầu, hóa chất, khí từ bồn, bể sang phương tiện vận chuyển để xuất ra nước ngoài hoặc để cung ứng (tái xuất) cho đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 4, Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP hoặc xuất khẩu cho đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 19, Khoản 2 Điều 35 Nghị định số 19/2016/NĐ-CP.

c) Trường hợp các thông tin khai báo của Thương nhân tại ô “Phần ghi chú” quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này có thay đổi so với dự kiến thì trước khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí, Thương nhân có văn bản gửi cơ quan hải quan nơi thực hiện giám sát (bằng hình thức fax hoặc gửi trực tiếp). Trường hợp phương tiện vận chuyển vào xếp hoặc dỡ hàng ngoài giờ hành chính hoặc trong ngày lễ thì trước khi bơm xăng dầu, hóa chất, khí, Thương nhân phải thông báo cho cơ quan hải quan qua điện thoại, email và nộp bổ sung vào ngày làm việc tiếp theo.

d) Các bồn, bể sau khi được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu chịu sự giám sát của cơ quan hải quan. Căn cứ vào loại hàng hóa, loại hình nhập khẩu và tình hình thực tế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc niêm phong bồn, bể chứa trừ trường hợp bơm vào bồn, bể có hệ thống liên hoàn.

Trên đây là nội dung quy định về điều kiện để thương nhân được bơm xăng dầu, hóa chất, khí, nguyên liệu từ phương tiện vận chuyển vào bồn, bể và ngược lại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 69/2016/TT-BTC.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
177 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào