Tiếp nhận xử lý tố cáo tiếp của cá nhân, tổ chức
Hoạt động tiếp nhận xử lý tố cáo tiếp của cá nhân, tổ chức được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 12/2015/TT-BCA quy định quy trình giải quyết tố cáo trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Cụ thể là:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của người có trách nhiệm giải quyết tố cáo xem xét, xử lý như sau:
a) Trong trường hợp đã quá thời hạn giải quyết tố cáo mà vụ việc chưa được giải quyết hoặc có nội dung tố cáo chưa được giải quyết thì yêu cầu người có trách nhiệm giải quyết tố cáo phải giải quyết, đồng thời yêu cầu báo cáo rõ lý do về việc chưa giải quyết tố cáo.
b) Đối với tố cáo đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng có tình tiết mới chưa được phát hiện trong quá trình giải quyết tố cáo có thể làm thay đổi kết quả giải quyết tố cáo thì yêu cầu người đã giải quyết tố cáo phải tiếp tục giải quyết tố cáo đó theo thẩm quyền.
c) Trường hợp tố cáo tiếp nhưng không có tình tiết mới, không phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật thì không thụ lý giải quyết, đồng thời thông báo bằng văn bản cho người tố cáo, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.
Trên đây là nội dung tư vấn về hoạt động tiếp nhận xử lý tố cáo tiếp của cá nhân, tổ chức. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Thông tư 12/2015/TT-BCA.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 7 hay nhất?
- Dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang có bao nhiêu đại biểu chính thức?
- Bác Hồ đã về thăm tỉnh Bắc Giang bao nhiêu lần kể từ khi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời?
- Chủ tịch Hội Nông dân xã có được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không?